Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của ASEAN. Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN 8,5 điểm.
Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của ASEAN. Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN 8,5 điểm.
MỞ ĐẦU
Trong quá trình hợp tác kinh tế, việc xảy những tranh chấp kinh tế – thương mại là điều khó tránh khỏi. Do đó, ASEAN đã xây dựng nên một cơ chế giải quyết tranh chấp khá hoàn chỉnh, nhằm giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng những tranh chấp thương mại xảy ra giữa các quốc gia thành viên ASEAN.
NỘI DUNG
I. Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế – thương mại của ASEAN.
1. Cơ sở pháp lý và phạm vi áp dụng.
Điều 24 Khoản 3 Hiến chương ASEAN quy định các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các “thỏa thuận kinh tế” trong khuôn khổ ASEAN được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định tại Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp ngày 29/11/2004. Cơ chế giải quyết tranh chấp của Nghị định thư chỉ được áp dụng để giải quyết tranh chấp kinh tế – thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Các doanh nghiệp, dù có quyền và lợi ích trực tiếp bị xâm hại, không thể tự khởi động thủ tục giải quyết tranh chấp mà phải thông qua chính phủ của mình.
2. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định tại Nghị định thư 2004 bao gồm Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp SEOM, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế AEM, Ban thư kí ASEAN. Trong đó, Hội nghị quan chức kinh tế cấp SEOM có quyền thành lập Ban hội thẩm; thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm; giám sát việc thực hiện các phán quyết đã được SEOM thông qua và cho phép việc hoãn thi hành các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp định của ASEAN. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế AEM có thẩm quyền thành lập cơ quan phúc thẩm và bổ nhiệm các thành viên của Cơ quan phúc thẩm thưởng trực. Ban thư kí ASEAN là cơ quan trợ giúp cho Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm, đặc biệt trong các vấn đề về pháp lý, lịch sử có liên quan,…
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp.
Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế – thương mại của ASEAN bao gồm 4 giai đoạn: tham vấn, hội thẩm, phúc thẩm và thi hành phán quyết.
– Tham vấn: Nếu các nước thành viên cho rằng những lợi ích mà họ trực tiếp hay gián tiếp được hưởng theo bất kỳ Hiệp định được áp dụng nào của ASEAN đang bị hủy bỏ hoặc bị phương hại, hoặc mục tiêu của Hiệp định đó bị cản trở do việc một nước thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hiệp định thì có thể khiếu nại tới nước thành viên đó để được giải quyết một cách thỏa đáng. Nước thành viên nhận được khiếu nại phải trả lời trong vòng 10 ngày sau khi nhận được yêu cầu và phải bước vào tham vấn trong vòng 30 ngày. Nếu việc tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì bên khiếu nại có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại SEOM.
– Hội thẩm: Ban hội thẩm sẽ đánh giá một cách khách quan tranh chấp được đệ trình bao gồm cả xác minh các sự kiện của vụ việc, khả năng áp dụng cũng như tính phù hợp với các điều quy định của Hiệp định liên quan và thu thập các chứng cứ khác hỗ trợ được cho SEOM trong việc ra quyết định. Kết quả làm việc Ban hội thẩm là một báo cáo đệ trình lên SEOM. Nếu các bên không có kháng cáo thì báo cáo này sẽ được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nghịch.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản