Cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình như thế nào?

Cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình thế nào? Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.

Cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình thế nào? Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.


Tóm tắt câu hỏi:

Dear LVN Group, Tôi xin hỏi như sau: Tôi là 1 trong 6 cổ đông sáng lập, cổ phần vốn góp của tôi là 18%. Nay tôi muốn chuyển nhượng 16% vốn góp cho người ngoài cổ đông, tôi giữ lại duy trì vốn góp 2%. Cty chúng tôi đang hoạt động gần 1 năm, vậy xin hỏi sau khi chuyển nhượng 16% đó cho người ngoài (trở thành cổ đông mới) thì số tiền cổ đông mới góp vào 16% đó sẽ được cty cổ phần trả lại cho tôi theo đúng số tiền 16% tôi đã góp trước đó phải không? Các đợt huy động góp vốn sau này theo kế hoạch, tôi sẽ góp đúng 2% cổ phần Theo kế hoạch đúng không! Xin cảm ơn quý anh chị. Hùng ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014,

2. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định tại Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập:

“1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.

Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.

2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.”

Có thể thấy, đối với quy chế pháp luật về công ty cổ phần thì cổ phần phổ thông thường sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, tuy nhiên đối với cổ đông sáng lập sẽ có hạn chế về việc chuyển nhượng này tức là trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập sẽ không chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác và chỉ đươc chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, tức là bạn phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông và nếu được Đại hội đồng cổ đông đồng ý thì phải được xác nhận vào trong hợp đồng chuyển nhượng và khi chuyển nhượng hoàn thành thì người nắm giữ cổ phần của cổ đông này sẽ trở thành cổ đông sáng lập của công ty, chỉ khi sau 3 năm thì cổ phần của cổ đông sáng lập mới có thể tự do chuyển nhượng cho người khác mà không phải chịu hạn chế như những điều trên.

>>> Luật sư tư vn quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông: 1900.0191

Đối với việc nếu có đầy đủ điều kiện chuyển nhượng, tức là cổ phần đó đứng tên bạn và có giấy chứng nhận đã góp vốn vào công ty cổ phần thì khi kí hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho một người khác thì giá trị của cổ phần và số tiền chuyển nhượng sẽ được bên nhận chuyển nhượng và bạn thỏa thuận với nhau trong hợp đồng chuyển nhượng, hình thức thanh toán, thời gian thành toán và địa điểm thanh toán sec được thực hiện theo hợp đồngchứ không phải thông qua công ty, còn mức 2% sau khi bạn đã chuyển nhượng 16% thì vẫn sẽ là cổ phần của bạn tức là cổ phần phổ thông mà bạn nắm giữ trong công ty. Căn cứ quy định tại Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014:

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

…”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com