Có được phép mua bán xe đạp sưu tầm?

Có được phép mua bán xe đạp sưu tầm? Cá nhân có quyền sưu tầm, mua bán xe đạp tự do mà không đăng ký kinh doanh không?

Có được phép mua bán xe đạp sưu tầm? Cá nhân có quyền sưu tầm, mua bán xe đạp tự do mà không đăng ký kinh doanh không?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào quý công ty. Xin hỏi quý công ty tôi là người có sở thích sưu tầm xe đạp đời mới của các thương hiêu. Nhà tôi có rất nhiều xe đạp mới. Tôi thường xuyên mua, bán, trao đổi xe đạp với mọi người chơi xe. Hôm vừa rồi, có anh công an kinh tế đến nhà tôi, bảo tôi phải xuất trình hóa đơn mua xe. Nhưng tôi mua xe đạp thì làm gì có hóa đơn. Các anh ấy bảo sẽ thu xe của tôi. Xin hỏi quy công ty tôi phải làm sao? Rất mong được tư vấn của công ty.

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Do bạn không nêu rõ mục đích bạn sưu tập xe để làm gì, vì vậy có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Mục đích kinh doanh

Theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký doanh, bao bồm những đối tượng sau:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo).

– Buôn bán vặt: mua bán vật dụng nhỏ lẻ có hay không có địa điểm cố định.

– Bán quà vặt: mua bán bánh, đồ ăn, thức uống có hay không có địa điểm cố định.

– Buôn chuyến: mua hàng hóa từ nơi khác về theo chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là người thích sưu tầm xe đạp, và bạn thường xuyên mua, bán, trao đổi xe đạp với mọi người chơi xe. Tuy nhiên, việc mua bán, trao đổi xe đạp của bạn lại không có hóa đơn, chứng từ. Nếu đây là mục đích kinh doanh, bạn cần phải đăng ký kinh doanh (do bạn không thuộc một trong các trường hợp không phải đăn ký kinh doanh nêu trên). Trong trường hợp này, bạn không có giấy phép kinh doanh, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định”.

Như vậy, bạn có thể bị xử phạt với mức tiền nêu trên từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ”.

Hoặc thi hành biện pháp khắc phục được quy định tại Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

1. Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Luật này.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.

3. Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

4. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 của Luật này thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.

5. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện”.

Như vậy, bạn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, đồng thời có các hình thức xử phạt bổ sung như đã nêu trên

co-duoc-phep-mua-ban-xe-dap-suu-tamco-duoc-phep-mua-ban-xe-dap-suu-tam

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Trường hợp hai: Không có mục đích kinh doanh.

Nếu bạn sưu tập xe không nhằm mục đích kinh doanh, mà việc mua bán ở đây chỉ là giao dịch dân sự bình thường. Bạn phải chứng minh với công an kinh tế đây là giao dịch dân sự bình thường và không có mục đích kinh doanh. Đồng thời, bạn chỉ cần đưa ra hợp đồng mua bán xe để xác minh được bạn mua bán, trao đổi xe không nhằm mục đích kinh doanh.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Cách ghi đơn vị tính trên hóa đơn dịch vụ

– Xử lý hóa đơn khi trả lại hàng hóa hết hạn

– Mua hàng dưới 200.000 đồng có được xuất hóa đơn?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com