Có được quyền lựa chọn nơi cư trú

Có được quyền lựa chọn nơi cư trú. Trình tự, thủ tục tách sổ hộ khẩu?

Có được quyền lựa chọn nơi cư trú. Trình tự, thủ tục tách sổ hộ khẩu?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group! Năm nay ,cháu 18tuổi. Bố mẹ vừa ly hôn. Hiện tại, mẹ cháu muốn tách khẩu cháu ra khỏi sổ hộ khẩu nhưng cháu vẫn không muốn. Vậy nếu mẹ cháu mang hộ khẩu ra phường, phường có lấy ý kiến của cháu không? Cháu được quyền tự quyết định không? Nếu bây giờ tách khẩu cháu ra việc làm thủ tục du học có gặp nhiều rắc rối không? Cảm ơn LVN Group!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật cư trú 2006

– Nghị định 94/2015/NĐ-CP.

2. Giải quyết vấn đề:

Cư trú là quyền tự do của mỗi cá nhân. Quyền tự do này chỉ bị hạn chế theo  quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Đối với việc tách sổ hộ khẩu theo khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về chủ thể tách sổ hộ khẩu bao gồm: 

“- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

– Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật cư trú 2006 mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.”

Như vậy, việc tách sổ hộ khẩu hay không phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của người có nhu cầu tách sổ. Trong trường hợp này, bạn đã 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và hiện đang chung sống với mẹ của bạn. Việc mẹ của bạn muốn tách số hộ khẩu của bạn ra khỏi của mẹ bạn mà không có sự đồng ý của bạn thì mẹ bạn không thể thực hiện được việc tách sổ hộ khẩu. Quyền tách sổ hộ khẩu hay không lúc này phụ thuộc vào ý chí của bạn mà không phải mẹ của bạn. 

Trong trường hợp bạn muốn đi du học thì có liên quan đến thủ tục làm hộ chiếu. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 94/2015/NĐ-CP thì thủ tục làm hồ chiếu dựa trên hai cách thức sau: 

– Nộp trực tiếp thì hồ sơ cần: 

“+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.

+ Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.

+ Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện:

+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.

+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.”

Co-duoc-quyen-lua-chon-noi-cu-truCo-duoc-quyen-lua-chon-noi-cu-tru

>>> LVN Group tư vấn pháp luật về quyền lựa chọn nơi cư trú: 1900.0191

Như thế,tùy theo từng cách thức làm hộ chiếu mà nơi đăng ký thường trú có ảnh hưởng khác nhau. Như nộp qua trực tiếp thì chỉ cần bạn xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu. 

Còn nộp qua đường bưu điện thì tờ khai đề nghị cấp phải được xác nhận của Trưởng công an cấp xã nơi bạn đăng ký thường trú. Lúc này, nơi đăng ký thường trú sau khi bạn tách sổ hộ khẩu mới có sự tác động đến. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com