Có được tham gia giao thông khi đã bị giữ giấy phép lái xe. Điều khiển phương tiện giao thông mà không có bằng lái thì có vi phạm?
Có được tham gia giao thông khi đã bị giữ giấy phép lái xe. Điều khiển phương tiện giao thông mà không có bằng lái thì có vi phạm?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi: Đã bị tước Giấy phép lái xe 30 ngày, khi mình điều khiển phương tiện có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định:
“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển phương tiện giao thông được điều khiển phương tiện khi không có Giấy phép lái xe là trong trường hợp Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trong thời hạn chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị tạm giữ. Trường hợp của bạn, thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe của bạn là 30 ngày. Như vậy, trong thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe bạn vẫn có thể điều khiển phương tiện giao thông vì giấy hẹn giải quyết hành vi vi phạm hành chính của bạn có giá trị thay thế Giấy phép lái xe đã bị thu hồi. Tuy nhiên, nếu sau thời hạn 30 ngày mà bạn vẫn chưa đến cơ quan chức năng để giải quyết hành vi vi phạm của mình mà bạn vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt hành vi của mình đó là điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy tờ. Cụ thể tùy từng trường hợp cụ thể bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 hoặc khoản 7 Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
“ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.”
Khoản 7 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định:
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
“7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”
Như vậy, khi hết thời hạn trong Giấy hẹn đến giải quyết về hành vi vi phạm của mình mà bạn không đến giải quyết và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Công an phường có được xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe?
– Cảnh sát cơ động thu giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe mà không lập biên bản
– Xử phạt hành vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
–Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại