Có được thừa kế công việc công chứng tại văn phòng công chứng? Thế nào là di sản thừa kế được quyền hưởng?
Có được thừa kế công việc công chứng tại văn phòng công chứng? Thế nào là di sản thừa kế được quyền hưởng?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào LVN Group! Tôi có vấn đề muốn hỏi như sau:
Bố tôi là công chứng viên của một văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng mà bố tôi làm việc chỉ có 2 công chứng viên là bố tôi và 1 chú nữa. Ít hôm trước bố tôi và chú ấy bị tai nạn giao thông và đều mất. Bây giờ, tôi muốn làm công chứng viên của văn phòng công chứng đó được không?
Mong nhận được sự tư vấn của LVN Group!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 27 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
“Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
1. Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.”
Theo quy định tại khoản 2 điều này thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận. Như vậy, trong trường hợp bố bạn là công chứng viên của văn phòng công chứng và là thành viên hợp danh của văn phòng, khi bố bạn mất thì bạn có quyền trở thành công chứng viên của văn phòng công chứng nếu được sự đồng ý của thành viên hợp danh của văn phòng công chứng. Tuy nhiên, theo bạn trình bày thì hai thành viên hợp danh của văn phòng công chứng đều đã chết. Lúc này, Văn phòng công chứng sẽ bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 Luật công chứng 2014 như sau:
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
“Điều 30. Thu hồi quyết định cho phép thành lập
1. Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập trong những trường hợp sau đây:
a) Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động;
c) Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;
d) Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh;
đ) Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
e) Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng.”
Như vậy, theo quy định trên thì văn phòng công chứng mà bố bạn từng làm việc sẽ bị thu hồi giấy phép thành lập, do vậy bạn không thể trở thành công chứng viên của văn phòng công chứng này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Miễn nhiệm và bổ nhiệm lại công chứng viên
– Thủ tục thành lập văn phòng công chứng
– Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn thừa kế trực tuyến miễn phí