Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

co-quan-co-trach-nhiem-boi-thuong-trong-hoat-dong-quan-ly-hanh-chinhco-quan-co-trach-nhiem-boi-thuong-trong-hoat-dong-quan-ly-hanh-chinhCơ quan Nhà nước có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.


Theo Khoản 4 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 thì ta có thể hiểu: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

1. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

Điều 3 Nghị định 16/2010/NĐ-CP thì Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính  như sau:

Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định như sau:

+ Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là cán bộ, công chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2010/NĐ-CP.

+ Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là công chức của Tổng cục, Cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì các cơ quan này có trách nhiệm bồi thường.

+ Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 16/2010/NĐ-CP.

+ Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại do các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan khác trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý thì các cơ quan này có trách nhiệm bồi thường.

co-quan-co-trach-nhiem-boi-thuong-trong-hoat-dong-quan-ly-hanh-chinhco-quan-co-trach-nhiem-boi-thuong-trong-hoat-dong-quan-ly-hanh-chinh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

+ Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện và người thi hành công vụ do các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Trong trường hợp người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc là cán bộ, công chức cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

+ Cơ quan nhà nước khác theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

2. Cần thiết xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục để xác định một trong số các cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường là một nhiệm vụ mới, đặc thù chỉ có trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong một thời hạn nhất định phải xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc phải chỉ định cơ quan trong số cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ bồi thường cho người bị thiệt hại.

Chính vì vậy, đặt ra yêu cầu hướng dẫn nhiệm vụ xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường cần cụ thể và có trình tự, thủ tục rõ ràng, hợp lý, bảo đảm thời hạn do văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường nhà nước yêu cầu. Nhiệm vụ này là vô cùng quan trọng bởi lẽ, nếu mặc dù người bị thiệt hại đã có đủ các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu để chứng minh thuộc trường hợp được bồi thường nhưng tất cả các cơ quan nhà nước đều cho rằng mình không phải là cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì đã vô hình chung đã vô hiệu hoá toàn bộ quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009.

Chính vì vậy, việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường là vô cùng quan trọng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn đối với cả người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com