Công ty chứng khoán là loại hình doanh nghiệp hoạt động với ngành nghề kinh doanh chứng khoán, thực hiện các hoạt động môi giới chứng khoán,… Trong quá trình hoạt động, có những trường hợp công ty sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động, cụ thể các trường hợp bị thu hồi như thế nào?
1. Công ty chứng khoán bị thu hồi giấy phép hoạt động khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 Luật Chứng khoán năm 2019, công ty chứng khoán bị thu hồi giấy phép hoạt động khi nằm trong các trường hợp sau đây:
– Kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà công ty không chính thức hoạt động trong thời hạn là 12 tháng.
Hoặc trong trường hợp sau khi hết thời hạn tạm ngưng hoạt động đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận mà công ty chứng khoán không khôi phục được hoạt động.
Hay trường hợp công ty chứng khoán không tiến hành hoạt động nghiệp vụ quản lý quỹ trong thời hạn 02 năm liên tục.
– Công ty có văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
– Công ty chứng khoán bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ ra quyết định rút nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bị đình chỉ trong trường hợp công ty chứng khoán không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ sau 06 tháng kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực.
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 94 Luật chứng khoán trong thời hạn là 06 tháng kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động.
– Trường hợp vi phạm về hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán có thông tin sai sự thật hay hành vi hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung được quy định trong giấy phép, công ty không khắc phục được tình trạng trên trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động.
– Công ty chứng khoán giải thể, phá sản, hợp nhất, bị chia, bị sáp nhập.
2. Trách nhiệm của công ty chứng khoán khi bị thu hồi giấy phép hoạt động:
Sau khi bị thu hồi giấy phép hoạt động, công ty chứng khoán phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
– Trước hết, phải chấm dứt mọi hoạt động ghi trong giấy phép và phải đăng tải thông báo trên 1 tờ báo điện tử hoặc báo in trong 03 số liên tiếp.
– Đối với các tài sản của khách hàng do công ty chứng khoán tiếp nhận, quản lý; hay tài sản của khách hàng ủy thác trên tài khoản lưu ký của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thì phải thực hiện tất toán hết.
– Sau khi thực hiện việc tất toán tài sản đối với khách hàng thì công ty báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động của công ty chứng khoán:
Căn cứ theo quy định tại Điều 210 Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động trong từng trường hợp như sau:
3.1. Đối với trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với trường hợp công ty chứng khoán không chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp hoặc bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán:
– Ủy ban nhân dân chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán. Thời hạn là trong 07 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn là 12 tháng kể từ ngày được cấp phép mà công ty chứng khoán không chính thức hoạt động. Hoặc trường hợp công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam bị rút toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán sau 06 tháng kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực.
– Sau đó, công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp.
* Thủ tục tiến hành thu hồi giấy phép trong các trường hợp bao gồm:
– Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam không khôi phục được hoạt động sau khi hết thời hạn tạm ngừng.
– Chi nhánh công ty chứng khoán tại Việt Nam không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động.
– Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được các vi phạm về hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán có thông tin sai sự thật hay hành vi hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung được quy định trong giấy phép, công ty không khắc phục được tình trạng trên trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ hoạt động.
– Công ty chứng khoán giải thể.
– Công ty có văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
* Quy trình thực hiện như sau:
– Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có quyết định giải thể; văn bản đề nghị rút Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, bị buộc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán khi đó ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh được cấp phép của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam.
Thời gian giải quyết là trong thời hạn 07 ngày làm việc. Sau đó thực hiện thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
– Công ty chứng khoán tiến hành việc đăng tải thông tin về quyết định chấm dứt hoạt động trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Sau đó, công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải chấm dứt hoàn toàn việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh được cấp phép, ngừng ký mới tất cả các hợp đồng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.
– Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty chứng khoán bị buộc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán phải quyết định triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên bất thường, cấp có thẩm quyền của công ty mẹ họp bất thường để thông qua việc giải thể, tìm ra phương án giải quyết nợ cho chủ nợ và những người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan. Thời hạn là 07 ngày làm việc kể từ ngày công ty chứng khoán nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu, công ty mẹ ra quyết định giải thể công ty chứng khoán trong thời hạn 24 giờ. Sau đó, công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về việc giải thể kèm theo phương án giải quyết nợ cho chủ nợ và những người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan.
– Tiến hành xử lý tài khoản tự doanh, các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực. Hạn xử lý là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong thời hạn không quá 45 ngày, công ty chứng khoán thực hiện theo phương án đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thực hiện tất toán tài sản khách hàng.
– Đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự: khi đó các thành viên trong Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc thành viên Ban kiểm soát còn lại sẽ chỉ định thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên kiểm soát tuân thủ thực hiện các thủ tục để chuyển giao đầy đủ tài sản cho khách hàng.
– Tiến hành báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả xử lý hợp đồng đã ký với khách hàng (theo mẫu 70 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP) trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thực hiện phương án đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Sau khi nhận được báo cáo trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán. Thời gian giải quyết trong hạn 07 ngày làm việc.
– Sau đó, công ty chứng khoán thực hiện thủ tục giải thể theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3.2. Đối với trường hợp phá sản:
– Thực hiện công bố thông tin các quyết định mở thủ tục phá sản hoặc các quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản theo thủ tục rút gọn.
– Tiến hành xây dựng phương án xử lý tài khoản tự doanh, các hợp đồng đã ký với khách hàng trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố các quyết định theo quy định trên.
– Tiến hành xử lý tài khoản của khách hàng.
– Thực hiện thủ tục phá sản theo đúng quy định.
– Cuối cùng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán. Thời hạn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố công ty chứng khoán phá sản.
3.3. Đối với trường hợp công ty hợp nhất, sáp nhập:
– Tiến hành thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán tham gia hợp nhất.
– Sau đó, đối với công ty bị sáp nhập, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viếtCông ty chứng khoán là loại hình doanh nghiệp hoạt động với ngành nghề kinh doanh chứng khoán, thực hiện các hoạt động môi giới chứng khoán,… Trong quá trình hoạt động, có những trường hợp công ty sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động, cụ thể các trường hợp bị thu hồi như thế nào?
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật chứng khoán năm 2019
– Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán