Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ mội trường ở Việt Nam. Bài tập nhóm Luật Môi trường 9 điểm.
Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ mội trường ở Việt Nam. Bài tập nhóm Luật Môi trường 9 điểm.
MỞ ĐẦU
Bảo vệ mội trường (BVMT) ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng trong lĩnh vực này, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện ngày càng phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tăng cường sử dụng cá công cụ kinh tế ( CCKT) có một ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo thực thi pháp luật môi trường. Vì vậy để hiểu rõ được vai trò của loại công cụ này nhóm tôi xin tìm hiểu về đề tài: “ Đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ mội trường ở Việt Nam”.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận chung
1. Khái quát chung về công cụ kinh tế (CCKT)
1.1. Khái niệm công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là công cụ “sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế” nhằm quản lý và bảo vệ môi trường.
Trong khoa học kinh tế, công cụ kinh tế được hiểu là “các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường”.
1.2. Các loại công cụ kinh tế
Trên thế giới tồn tại nhiều công cụ kinh tế như thuế tài nguyên, thuế môi trường, các loại phí bảo vệ môi trường, ký quỹ, quỹ bảo vệ môi trường, nhãn sinh thái, giấy phép chuyển nhượng,… Có thể hiểu khái quát về các công cụ kinh tế này như sau:
• Thuế tài nguyên: Tài nguyên là khoáng sản quan trọng của quốc gia. Hầu hết tài nguyên không tái tạo được nên cần được khai thác và sử dụng tiết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế bền vững trong mối quan hệ hài hòa giữa giải quyết vấn đề kinh tế – xã hội và vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài. Thuế tài nguyên là một trong những công cụ kinh tế thể hiện vai trò sở hữu Nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân. Thêm nữa, việc xây dựng thuế tài nguyên đã góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, có hiệu quả và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
• Thuế bảo vệ môi trường:Thuế bảo vệ môi trường góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân, tổ chức trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải, khuyến khích người dân sản xuất và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
• Phí bảo vệ môi trường (BVMT): Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, nhiều chất thải được tạo ra gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Môi trường không có ranh giới lãnh thổ nên những hậu quả xấu của môi trường do cả cộng đồng xã hội cùng phải gánh chịu.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản