Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên. Các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên. Các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BCA-BCT quy định về Thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên về Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên:
Tổ chức, đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên phải bảo đảm đáp ứng quy định của Nghị định số 72/2009/NĐ-CP Nghị định số 109/2009/NĐ-CP Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan; đồng thời, chỉ được bán hoặc lắp đặt thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho tổ chức, cá nhân có Giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Theo căn cứ tại Nghị định 109/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009 quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, trong đó tại Khoản 1, Điều 2 có quy định về thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên gồm:
a) Còi phát tín hiệu ưu tiên;
b) Cờ hiệu ưu tiên;
c) Đèn phát tín hiệu ưu tiên.
Các quy định cụ thể về các thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên được quy định tại chương II của Nghị định này.
Theo căn cứ tại Điều 16, Nghị định 109/2009/NĐ-CP cũng quy định về Sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên:
1. Việc sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên chỉ được lắp đặt hoặc bán cho các tổ chức, cá nhân có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan quản lý, sử dụng xe được quyền ưu tiên cấp.
Việc sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên thuộc nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nên phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 72/2009/NĐ-CP về Điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự
1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3. Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con dấu. Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được sản xuất, kinh doanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn.
4. Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Như vậy, để kinh doanh, sản xuất hay nhập khẩu thiết bị phát tín hiệu xe được quyền ưu tiên (Còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên, đèn phát tín hiệu ưu tiên ), tổ chức, đơn vi; cá nhân kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện nêu trên, chỉ được bán hoặc lắp đặt thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho tổ chức, cá nhân có Giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên và tuân thủ điều kiện được kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.