Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 8,5 điểm.

Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bài tập học kỳ môn Luật dân sự 8,5 điểm.


A. Lời nói đầu

Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những chế định luật được hình thành khá sớm trong hệ thông pháp luật các quốc gia trên thế giới. Với những nỗ lực nhất định, pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự từng bước được xây dựng, hoàn thiện. Những văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này phải kể đến: “Bộ luật dân sự 2015”, Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về các giao dịch đảm bảo, Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của chính phủ về đăng ký giao dịch có bảo đảm và các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực tín dụng ngân hàng, và gần đây nhất là Nghị định 163/2006/NĐ-CP do chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm.

Trong khuôn khổ bài viết này, nội dung chính được bà luận là: một số vấn đề về đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định trong “Bộ luật dân sự 2015”.

I. Khái niệm, đặc điểm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

1.Khái niệm:

Việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trước hết là dựa vào sự tự giác của các bên, nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia giao dịch dân sự đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Trong một quan hệ nghĩa vụ, người có quyền được chủ động yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc không được thực hiện một công việc nhất định và chỉ khi nào công việc đó được thực hiện đúng, thì người có quyền mới thực hiện được lợi ích của mình. Tuy nhiên, về cách thức, biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự và việc thực hiện hay không thực hiện như thế nào lại phụ thuộc vào hành vi của người có nghĩa vụ. Vì thế quyền chủ động của người có quyền rơi vào thê bị động là phải phụ thuộc vào hành vi của người khác để thỏa mãn yêu cầu của mình.

Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ động trong thực tế hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Thông qua các biện pháp này, người có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình có thể tác động trực tiếp đến tài sản của phía bên kia, nhằm thỏa mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà phía bên kia không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.

“Bộ luật dân sự 2015” quy định bảy biện pháp bảo đảm, cụ thể như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, tín chấp, ký quỹ, ký cược. Bảo đảm nghĩa vụ dân sự được hiể theo hai phương diện:

Về mặt khách quan: Là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó.

Về mặt chủ quan: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

doi-tuong-cua-cac-bien-phap-bao-dam-thuc-hien-nghia-vu-dan-sudoi-tuong-cua-cac-bien-phap-bao-dam-thuc-hien-nghia-vu-dan-su

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com