Đốt pháo hoa dịp Tết có vi phạm pháp luật. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đốt pháp hoa trái phép.
Đốt pháo hoa dịp Tết có vi phạm pháp luật. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đốt pháp hoa trái phép.
Tóm tắt câu hỏi:
Theo tôi được biết là Nhà nước đã cấm đốt pháo nhưng tại sao dịp Tết vừa rồi vẫn có nhiều người dân tụ mua pháo về đốt. Xin hỏi: Hành vi đó của người dân sẽ bị xử lý như thế nào?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Đối với việc tự ý mua pháo về đốt trong ngay Tết mà chưa được phép của người dân được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.”
Tuy nhiên, nếu người dân đốt pháo ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người, đốt pháp nổ ném ra đường, ném vào người khác…; đốt pháo gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác; đốt pháo nổ với số lượng từ 1kg đến dưới 5kg đối với pháo thành phẩm hoặc ờ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo hoặc đốt pháo nổ dưới số lượng trên nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Ngoài ra, nếu việc đốt pháo còn gây ra các hậu quả khác như làm cháy nhà người khác, hoặc gây thương tích cho người khác thì người có hành vi vi phạm ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tộ Gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác, tương xứng với hậu quả do hành vi đốt pháo gây ra.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính
– Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng
– Thế nào là gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
–Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại