Giáo viên dạy vật lý có được dạy môn khác?

Giáo viên dạy vật lý có được dạy môn khác? Phân công giáo viên dạy vật lý sang dạy công nghệ thì có đúng không?

Giao-vien-day-vat-ly-co-duoc-day-mon-khacGiao-vien-day-vat-ly-co-duoc-day-mon-khac

Giáo viên dạy vật lý có được dạy môn khác? Phân công giáo viên dạy vật lý sang dạy công nghệ thì có đúng không?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group! Tôi hiện là giáo viên dạy vật lý tại trường trung học phổ thông, tôi có hai điều muốn hỏi:

1. Tôi được phân dạy nghề điện dân dụng tại trường nhưng không được nhận thù lao dạy. Xin hỏi có luật nào quy định cho tôi trong trường hợp này không?

2. Tôi được phân công dạy thêm bộ môn công nghệ trong khi tôi không đươc đào tạo và trong bằng tốt nghiệp không có môn công nghệ thì nhà trường đúng hay sai? Cảm ơn LVN Group!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.

Giáo viên bộ môn theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ giáo viên bộ môn như sau:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học phổ thông phải đảm bảo có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT.

Về nguyên tắc số định mức số tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết. Theo Điều 11 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về vấn đề quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra ngoài tiết dạy như sau:

1. Giáo viên dạy môn chuyên tại các trường chuyên, lớp chuyên, 1 tiết dạy môn chuyên được tính bằng 3 tiết định mức.

2. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:

a) Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra thì thời gian làm việc một buổi được tính bằng 5 tiết định mức.

b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức.

c) Báo cáo ngoại khóa cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án hoặc đề cương báo cáo) thì số tiết báo cáo thực tế được tính tương đương số tiết định mức.

d) Hiệu trưởng căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Giao-vien-day-vat-ly-co-duoc-day-mon-khacGiao-vien-day-vat-ly-co-duoc-day-mon-khac

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Như vậy, trong trường hợp này, viêc dạy môn học được xác định theo sự phân công của hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng căn cứ tính hình thực tế, phải thực hiện quy đổi tiết dạy đối với công việc khác sau khi được sự đồng ý của giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo. Do đó, việc bạn dạy nghề điện dân dụng thì vẫn được quy đổi ra tiết dạy để hưởng lương.

Đối với trường hợp nhà trường phân công bạn dạy môn công nghệ khi bạn có bằng sư phạm nhưng  không được đào tạo và trong bằng tốt nghiệp không có môn công nghệ thì bạn vẫn có thể dạy thêm được môn công nghệ nếu dựa trên tình hình thực tế của trường và được Sở giáo dục và đào tạo đồng ý. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com