Lỗi không bảo quản thức ăn bán gây mất vệ sinh không đảm bảo an toàn mức phạt thế nào?
Lỗi không bảo quản thức ăn bán gây mất vệ sinh không đảm bảo an toàn mức phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có kinh doanh một quán ăn nhỏ ở gần đường phố, vì chỉ là đồ ăn vặt và ăn đêm nên không có che đậy kín làm gì cả. Khi đang bán thì bị công an trật tự thu bàn ghế và lập biên bản về lỗi không bảo quản thức ăn bán gây mất vệ sinh không đảm bảo an toàn, vậy bên công an áp dụng có đúng không? Nếu đúng mức phạt thế nào?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Nếu phát sinh hoạt động kinh doanh phải đảm bảo về điệu kiện đăng ký kinh doanh và đảm bảo điều kiện như an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự…
Nếu cá nhân hoạt động không đảm bảo được các điều kiện đối với hoạt động kinh doanh đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP nếu cá nhân vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị xử phạt mức sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm;
b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại;
c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;
đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;
e) Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn;
d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;
đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; phụ gia thực phẩm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này; thực phẩm hỏng, ôi, thiu, thối quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.”
Bạn dựa vào chính xác hành vi bên bạn thực hiện có đảm bảo quy định hay không? Nếu không đảm bảo nội dung nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo từng mức tương ứng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Lựa chọn loại hình kinh doanh đối với cửa hàng ẩm thực
– Điều kiện mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng
– Điều kiện kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– LVN Group tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí
– LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí