Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
1. Cơ sở pháp lý
– Pháp lệnh thú y 2004;
– Nghị định số 33/2005/NĐ-CP;
– Thông tư số 11/2009/TT-BNN;
– Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN;
– Thông tư 04/2012/TT-BTC.
2. Trình tự thực hiện
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải trình đầy đủ hồ sơ kiểm dịch theo quy định tại Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông.
– Bước 2: Liên hệ trực tiếp kiểm dịch viên tại các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông. Thời gian liên hệ 24/24 giờ từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần. Khi tiếp nhận hồ sơ, Kiểm dịch viên động vật tiến hành kiểm tra theo quy trình sau:
+ Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch: gồm giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan;
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số của động vật; dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong phương tiện vận chuyển và các dụng cụ, bao bì chứa đựng.
+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe động vật, thực trạng vệ sinh thú y sản phẩm động vật;
+ Kiểm tra thực trạng vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan trong quá trình vận chuyển.
– Bước 3: Sau khi thực hiện kiểm tra:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì Kiểm dịch viên động vật đóng dấu xác nhận vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ, phương tiện, các vật dụng khác có liên quan bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
– Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ;
+ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật lập biên bản đồng thời tạm đình chỉ việc vận chuyển và yêu cầu chủ hàng thực hiện các biện pháp xử lý:
Sau khi xử lý, nếu phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y thì xác nhận vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép tiếp tục vận chuyển;
Sau khi xử lý, nếu phương tiện vận chuyển hoặc các vật dụng có liên quan vẫn không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y thì cơ quan kiểm dịch động vật: Yêu cầu chủ hàng phải thay đổi phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan, sau đó mới xác nhận vào vào mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch và cho phép tiếp tục vận chuyển;
>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191
+ Khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan trong trường hợp phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
+ Các trường hợp khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.
3. Cách thức thực hiện
– Kiểm tra trực tiếp khi có động vật, sản phẩm động vật vận chuyển qua
– Trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước.
4. Hồ sơ
– Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch
+ Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5. Thời hạn giải quyết
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y: Thời gian thực hiện kiểm dịch ngay trong ngày.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, động vật, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển và các vật dụng có liên quan không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y buộc phải xử lý: Thời gian thực hiện là 01 ngày.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông thuộc Chi cục thú y cấp tỉnh.
– Cơ quan thực hiện: Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông thuộc Chi cục thú y cấp tỉnh.
7. Lệ phí
– Được quy đinh cụ thể tại Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp quản lý và sử dụng lệ phí trong công tác thú y.