Mất giấy khai sinh có được cấp lại bản chính hay không? Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Mất giấy khai sinh có được cấp lại bản chính hay không? Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm mất giấy khai sinh, nhưng ngày 7/12/2016 tôi xin cấp lại bản chính, tôi có bản sao, giấy tờ đầy đủ, ủy ban nhân dân nơi tôi ở và khai từ lúc mới sinh có sổ bộ đối chứng rõ ràng, nhưng nhân viên trong ủy ban nhân dân không chịu cấp lại vì lý do, 1/1/2016 luật mới không cấp lại mà chỉ cấp bản sao để dùng suốt đời, và nói tôi làm mất thì phải chịu. Xin hỏi làm sao tôi có thể được cấp lại bản chính, hay phải dùng bản sao hiệu lực suốt đời?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật Hộ tịch 2014
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP
– Thông tư 15/2015/TT-BTP
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 15/2015/TT-BTP thì khi bị mất giấy khai sinh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không cấp lại bản chính giấy khai sinh, cá nhân khi bị mất giấy khai sinh thì chỉ được cấp bản sao từ sổ hộ tịch gốc theo Điều 64 Luật Hộ tịch 2014:
“Điều 64. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.”
Như vậy, bạn làm mất giấy khai sinh, nay chỉ có thể xin cấp bản sao trích lục, không được cấp lại bản chính; việc cán bộ trong Ủy ban nhân dân xã không cấp lại bản chính là đúng quy định pháp luật.
Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:
“1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
>>> LVN Group tư vấn vấn đề mất giấy khai sinh qua tổng đài: 1900.0191
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của cácbên tham gia hợp đồng, giao dịch.”