Nâng hạng thương binh khi suy giảm sức khỏe

Nâng hạng thương binh khi suy giảm sức khỏe. Bố tôi là thương binh hạng 2, nay ông bị ốm phải cắt chi thì có được nâng hạng không?

Nang-hang-thuong-binh-khi-suy-giam-suc-khoe.JPGNang-hang-thuong-binh-khi-suy-giam-suc-khoe.JPGNâng hạng thương binh khi suy giảm sức khỏe. Bố tôi là thương binh hạng 2, nay ông bị ốm phải cắt chi thì có được nâng hạng không?


Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi LVN Group, Tôi là Trường, xin gửi đến LVN Group câu hỏi sau: Hiện nay bố tôi là thương binh 2/4 thương tật trên 60% (cắt chi dưới bên trái khi tham gia kháng chiến chống Mỹ) và bị ảnh hưởng chất độc da cam Dioxin. Thật không may mắn cho bố tôi là năm 2014 bố tôi mắc u phổi (K) và tiểu đường. Trong suốt thời gian qua bố tôi phải đấu tranh với bệnh tật. Đầu năm 2016, khi khám bệnh tại bệnh viện 108 thì bố tôi lại bị tắt mạch máu chi, các bác sĩ đã yêu cầu phải cắt đi chân còn lại (chi trên bên phải). Do điều kiện sức khỏe không tốt, kinh tế gia đình không tốt vì thương tật và nuôi 4 con ăn học. Tôi hy vọng phần nào công sức và động viên cho bố tôi về sự cống hiến trong cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước.Nên tôi muốn hỏi về thủ tục để nâng phần trăm thương tật cho bố tôi lên hạng 1/4. Các chính sách và quyền lợi sẽ được hưởng kèm theo sau này ? Xin trân trọng cảm ơn sự hồi âm của Quý LVN Group.

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.

Trong trường hợp bạn đưa ra, hiện nay bố bạn là thương binh 2/4 thương tật trên 60%, bị ảnh hưởng chất độc da cam.

Theo quy định của Nghị định 31/2013/NĐ – CP bên gia đình bạn phải phải chứng minh bố bạn thuộc một trong những trường hợp giám định lại thương tật như sau:

Điều 30. Giám định lại thương tật

4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:

a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;

b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;

c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;

d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;

đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;

e) Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;

g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;

h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

5. Không giám định lại những trường hợp sau:

a) Thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát;

b) Thương binh loại B.

Sau khi có căn cứ bên bạn làm hồ sơ để giám định lại theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 05 năm 2013.

“Điều 20. Thủ tục giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát và điều chỉnh chế độ

1. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh) làm đơn đề nghị giám định lại thương tật gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát. Trường hợp phải phẫu thuật thì kèm phiếu phẫu thuật.

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ nêu tại Khoản 1 Điều này, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang lưu tại Sở, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định (Cục Người có công), hồ sơ thẩm định gồm:

Nang-hang-thuong-binh-khi-suy-giam-suc-khoe.JPGNang-hang-thuong-binh-khi-suy-giam-suc-khoe.JPG

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

a) Đơn đề nghị giám định lại thương tật;

b) Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên, trường hợp phẫu thuật phải có thêm phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên;

c) Bản sao giấy chứng nhận bị thương;

d) Bản sao biên bản của các lần giám định trước;

đ) Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 2 Điều này, có trách nhiệm thẩm định và trả kết quả đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu những trường hợp đủ điều kiện (kèm hồ sơ đã thẩm định) ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.

Nếu biên bản giám định thương tật lần cuối do Hội đồng giám định y khoa của quân đội, công an hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định thì giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

Nếu biên bản giám định thương tật lần cuối do Hội đồng giám định y khoa trung ương khám giám định thì giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa trung ương.

5. Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền tổ chức khám giám định, xác định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật.

6. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, có trách nhiệm ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi.

7. Đối với thương binh đang tại ngũ, thủ tục lập hồ sơ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn. Hồ sơ thẩm định gồm các giấy tờ nêu tại Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này kèm công văn đề nghị của Tổng cục Chính trị – Bộ Quốc phòng hoặc Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân – Bộ Công an.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định và trả kết quả đến cơ quan đề nghị để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.”

Gia đình bạn chuẩn bị hồ đầy đủ thực hiện theo nội dung nêu trên để có kết quả sau khi giám định lại thương tật, nâng hạng thương binh.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Thủ tục hưởng ưu đãi giáo dục cho con của người có công với cách mạng

– Trợ cấp cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng

– Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí

– Tư vấn luật dân sự miễn phí

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com