Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bài tập nhóm Lý luận Nhà nước và pháp luật 9 điểm.
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bài tập nhóm Lý luận Nhà nước và pháp luật 9 điểm.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc, điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật nhằm vận hành quyền lực nhà nước hay thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của nhà nước. Theo đó, những những nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lý có tính nền tảng chỉ đạo toàn bộ quá trình thiết lập, hoạt động của từng loại cơ quan nhà nước cũng như của tổ chức bộ máy nhà nước.
Hệ thống nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) rất phong phú và nhiều loại, trong đó những nguyên tắc cơ bản có tính bao quát đối với toàn thể bộ máy nhà nước thường được ghi nhận trong hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước. Ở các nước XHCN nguyên tắc cơ bản đó bao gồm: nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc. Trong đó nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN.
Hiện nay, còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về nguyên tắc này. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nguyên tắc này là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, bất kì sự nhấn mạnh hay coi nhẹ một mặt nào của nguyên tắc sẽ dẫn đến sự thiếu hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Loại ý kiến thứ hai cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỉ luật cao. Ngoài ra, còn có loại ý kiến thứ ba cho rằng tập trung dân chủ là việc thủ trưởng có toàn quyền quyết định các vấn đề của cơ quan trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân viên. Như vậy, có thể thấy đa số các tác giả cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ. Đây là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo tâp trung thống nhất của cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương, giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới và địa phương trong quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước. Đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của quần chúng nhân dân, của nhân viên các cơ quan nhà nước và nâng cao ý thức kỷ luật, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước.
Cơ sở pháp lý của nguyên tắc: Đây là nguyên tắc hiến vị vì nó được quy định trong Hiến pháp. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước XHCN cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản