Nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên. Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên. Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay Luật phá sản 2014, thì quản tài viên thực hiện việc quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án chỉ có vai trò giám sát quản tài viên. Do đó, những khoản thu hồi những người mắc nợ công ty phá sản ai là người thực hiện, chấp hành viên hay quản tài viên?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 120 Luật phá sản 2014 quy định thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản như sau:
“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
2. Sau khi nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
b) Giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thanh lý tài sản;
c) Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
d) Sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về kết quả thanh lý tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.”
Điều 121 Luật phá sản 2014 quy định về yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện thanh lý tài sản như sau:
“1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.
2. Văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện thanh lý tài sản có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên của Chấp hành viên yêu cầu;
c) Tên của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
đ) Phương thức thanh lý tài sản cụ thể theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
3. Văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản phải được gửi cho Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người tham gia thủ tục phá sản.
4. Tài sản mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được việc thanh lý sau 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 2 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao toàn bộ giấy tờ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật.”
Mặt khác, Điều 16 Luật phá sản 2014 về quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
“1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
…
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
… “
Như vậy, người trực tiếp thu hồi những người mắc nợ cho công ty, doanh nghiệp phá sản là quản tài viên.