Những điều cần biết về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Những điều cần biết về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Quy định về việc chứng từ điện tử thuế, giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

chung-tu-dien-tu-trong-giao-dich-dien-tu-cua-linh-vuc-thuechung-tu-dien-tu-trong-giao-dich-dien-tu-cua-linh-vuc-thueNhằm giải quyết những bất cập, tồn tại trong việc cũng cấp các căn cứ pháp lý, thuật ngữ chuyên ngày để mở rộng giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, ngày 28/07/2015 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 110/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Một trong các vấn đề được đề cập đến trong Thông tư 110/2015/TT-BTC là chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số phân tích nhằm làm rõ vấn đề này.

1. Cơ sở pháp lý.

Khoản 2 Điều 3 và Điều 7 Thông tư 110/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 8 năm 2015 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

2. Khái niệm.

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 110/2015/TT-BTC, ta có khái niệm của chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế, cụ thể như sau:

Chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương thức điện tử để thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tra cứu thông tin của người nộp thuế, thông báo của cơ quan thuế đối với người nộp thuế. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như chứng từ giấy.

2.Thành phần của chứng từ điện tử.

Chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế bao gồm:

 + Hồ sơ thuế điện tử: hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ, báo cáo khác về thuế dưới dạng điện tử được quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế.

+  Chứng từ nộp thuế điện tử: giấy nộp tiền hoặc chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính dưới dạng điện tử, trừ trường hợp nộp thuế qua hình thức nộp thuế điện tử của ngân hàng.

+ Các văn bản, thông báo khác của cơ quan thuế, người nộp thuế dưới dạng điện tử.

+ Các chứng từ điện tử theo quy định tại khoản này phải được ký điện tử theo quy định tại Điều 6 Thông tư 110/2015/TT-BTC.

+ Trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và được gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (khoản 2 Điều 7 Thông tư 110/2015/TT-BTC).

chung-tu-dien-tu-trong-giao-dich-dien-tu-cua-linh-vuc-thuechung-tu-dien-tu-trong-giao-dich-dien-tu-cua-linh-vuc-thue

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

3. Giá trị của chứng từ điện tử.

Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 110/2015/TT-BTC, chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế được hiểu như sau:

Chứng từ điện tử theo quy định tại Thông tư  110/2015/TT-BTC có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. Khi cần thiết phải chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và được thực hiện qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trừ trường hợp nộp thuế điện tử được thực hiện theo quy định liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước.

4. Một số yêu cầu đối với các cơ quan, tổ chức đã kết kết nối với Cơ quan thuế.

Trường hợp các cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin với cơ quan thuế thì phải sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thực hiện giao dịch với cơ quan thuế; sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế, không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy (Khoản 4 Thông tư  110/2015/TT-BTC).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com