Ống xả to hơn bình thường xử phạt như thế nào?

Ống xả to hơn bình thường xử phạt như thế nào? Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

Ống xả to hơn bình thường xử phạt như thế nào? Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group. Chuyện là hồi tối em bị công an trật tự đô thị bắt khi em đang ngồi trên xe nhưng máy đã tắt, nhưng vẫn bị bắt. E thấy thắc mắc, với chiếc xe của e có độ ống xả nổ to hơn bình thường, vậy mức phạt của em là bao nhiêu ạ. ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật giao thông đường bộ 2008

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP

2. Giải quyết vấn đề:

Tại Khoản 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:

Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

“2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

Tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;”

Tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).”

Theo thông tin bạn trình bày, bạn bị Công an trật tự đô thị bắt khi bạn đang ngồi trên xe nhưng máy đã tắt. Xe của bạn có độ ống xả nổ to hơn bình thường.

+ Nếu bạn điều khiển xe có ống xả không đảm bảo quy chuẩn về tiếng ồn thì bạn sẽ bị xử phạt đối với hành vi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP và mức phạt liền là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

+ Nếu bạn tự ý thay đổi ống xả không đúng với chủng loại xe của bạn thì bạn bị xử phạt đối với hành vi theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP và mức phạt tiền là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

ong-xa-to-hon-binh-thuong-xu-phat-nhu-the-nao.ong-xa-to-hon-binh-thuong-xu-phat-nhu-the-nao.

>>> LVN Group tư vấn xử phạt hành vi thay đổi kết cấu của xe: 1900.0191

Tại Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 70. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

“3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a, Điểm d Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;

e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;

g) Điều 18, Điều 20;

h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6; Khoản 7 Điều 23;

i) Điều 26, Điều 29;

k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 68, Điều 69.”

Khi xem xét quy định tại Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì cảnh sát trật tự không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP và cũng không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com