Phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025

Phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025. Quy định về bảo đảm cấp nước an toàn.

Nước sạch là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất trong đời sống con người. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội. Đối với con người, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Mỗi ngày cơ thể cần từ 2 – 3 lít nước dưới hình thức hơi nước trong khi thở, nước uống trực tiếp và nước có trong thức ăn, cơ thể thiếu nước sẽ không chuyển hóa được các chất, làm tích tụ các chất cặn bã, gây ngộ độc cho con người. Nước mang muối khoáng và một số chất vi lượng cần thiết cho cơ thể, giúp đào thải cặn bả và các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, khi bị nhiễm bẩn nước sẽ trở thành mối nguy hại to lớn đối với sức khỏe con người bởi vì nước là môi trường mang theo rất nhiều vi trùng và chất độc gây ra các bệnh tả, lị, thương hàn, mắt hột và các bệnh phụ khoa khác. Để đảm bảo nguồn nước và chất lượng nước sạch cho người dân gần đây chính phủ mới Phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025 số Quyết định 1566/QĐ-TTg ngày 09 tháng 08 năm 2016 với các nội dung như sau:

Quan điểm và mục tiêu của Chương trình

– Quan điểm thực hiện Chương trình:

– Nước sạch là một loại sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và phát triển kinh tế – xã hội.

– Cấp nước an toàn góp phần tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững.

– Thực hiện cấp nước an toàn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, đơn vị cấp nước và toàn thể cộng đồng.

– Mục tiêu:

– Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng; bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy định góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

– Mục tiêu cụ thể:

Huy động nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động cấp nước an toàn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn đến năm 2020:

. Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 90% – 95%.

. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 45%.

. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 35%.

. Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 80 – 85%.

. Giảm thiểu 20% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.

. 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh.

+ Giai đoạn đến năm 2025:

. Tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95% – 100%.

. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%.

. Tỷ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50%.

. Giảm thiểu lượng nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý trước khi xả ra môi trường xuống còn 70%.

. Giảm thiểu 30% bệnh tiêu chảy liên quan tới nước ăn uống.

Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện Chương trình

– Phạm vi và đối tượng:

Chương trình này được triển khai thực hiện tại các đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên phạm vi cả nước.

Đối tượng áp dụng là các hệ thống cấp nước tập trung.

– Thời gian thực hiện Chương trình:

Thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2016 đến năm 2025.

Các nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình

– Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo đảm cấp nước an toàn:

– Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, bổ sung trách nhiệm giữa đơn vị bán buôn, bán lẻ nước sạch; nghiên cứu quy định quản lý cấp nước trong khu chung cư, khu đô thị.

+ Nghiên cứu, xây dựng quy định về cấp chứng nhận cho hệ thống cấp nước bảo đảm cấp nước an toàn bao gồm: Tiêu chí đánh giá; tổ chức đánh giá, giám sát, kiểm tra, cấp chứng nhận và quy trình tổ chức thực hiện việc cấp chứng nhận.

+ Rà soát, điều chỉnh quy định về hướng dẫn phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch, bổ sung các chi phí có liên quan đến thực hiện các hoạt động bảo đảm cấp nước an toàn.

– Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:

+ Nghiên cứu, xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật về vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình cấp nước đáp ứng yêu cầu cấp nước an toàn.

+ Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn thiết kế công trình cấp nước có liên quan đến bảo đảm cấp nước an toàn.

+ Rà soát, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội; hướng dẫn quản lý và kiểm soát rủi ro về chất lượng nước theo điều kiện của nguồn nước khai thác.

– Quản lý khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước:

– Lập hành lang bảo vệ nguồn nước, xây dựng các phương án bảo vệ, cải tạo chất lượng nguồn nước khai thác đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm cấp nước an toàn.

– Nghiên cứu giải pháp lưu trữ và sử dụng nguồn nước mưa, đặc biệt tại các khu vực khó khăn về nguồn nước (vùng xâm nhập mặn, vùng đồng bằng sông Cửu Long, hải đảo và vùng núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung bộ).

– Rà soát, bổ sung các quy định về hệ thống quan trắc giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt; lập phương án tìm kiếm các nguồn nước khai thác thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đang khai thác.

– Kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm chất lượng nguồn nước.

– Xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép.

– Thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn và đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước:

– Tiếp tục triển khai việc lập kế hoạch cấp nước an toàn cho từng hệ thống cấp nước và tổ chức thực hiện.

– Xác định nhu cầu và lập kế hoạch đầu tư, cải tạo hệ thống cấp nước, các hoạt động hỗ trợ thực hiện cấp nước an toàn.

– Đầu tư, cải tiến quy trình công nghệ xử lý nước hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới về xử lý nước trong điều kiện suy thoái chất lượng nguồn nước và xâm nhập mặn.

– Đầu tư, lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các trạm bơm nước thô, nước sạch; đầu tư bổ sung trạm bơm tăng áp, các thiết bị điều khiển lưu lượng, áp lực nước và kiểm soát lượng nước rò rỉ; cải tạo thay thế mạng đường ống cũ, rò rỉ.

– Đầu tư thiết bị kiểm soát chất lượng nước và bổ sung thiết bị khử trùng nước nhằm bảo đảm chất lượng nước và hàm lượng clo dư theo quy định.

– Đầu tư trang thiết bị, công nghệ và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác nhằm quản lý rủi ro, khắc phục sự cố.

– Ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm cấp nước an toàn:

– Xây dựng và hướng dẫn sử dụng phần mềm trong quản lý cấp nước an toàn phù hợp cho các đối tượng sử dụng từ đơn vị cấp nước đến các cơ quan quản lý cấp nước địa phương và trung ương.

– Ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước: Xây dựng hệ thống điều khiển, giám sát trung tâm, quản lý đồng bộ hệ thống cấp nước từ chất lượng nguồn nước, xử lý nước, đường ống và thiết bị trên mạng đến khách hàng sử dụng nước.

– Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá cấp nước an toàn (bao gồm: Hoạt động hệ thống cấp nước; quản lý rủi ro, khắc phục sự cố; kết quả thực hiện cấp nước an toàn, nguồn nước, cấp nước nông thôn, chất lượng nước, sức khỏe, bệnh tật liên quan đến nước…); cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin về cơ sở dữ liệu cấp nước an toàn với cơ sở dữ liệu khác.

– Nâng cao năng lực về cấp nước an toàn:

– Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

Đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ trực tiếp quản lý lĩnh vực cấp nước từ trung ương đến địa phương trong việc tổ chức quản lý thực hiện cấp nước an toàn, kiểm soát chất lượng nước, thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước trên địa bàn.

– Đối với các viện nghiên cứu, các trường đào tạo, trung tâm y tế dự phòng:

+ Biên soạn tài liệu đào tạo, nâng cao năng lực về cấp nước an toàn (sổ tay hướng dẫn lập và thực hiện cấp nước an toàn, sổ tay giám sát, đánh giá cấp nước an toàn…).

+ Rà soát, bổ sung nội dung có liên quan về bảo đảm cấp nước an toàn vào chương trình đào tạo ngành nước của các trường đại học, cao đẳng.

+ Đầu tư trang thiết bị xét nghiệm chất lượng nước cho các trung tâm y tế dự phòng, viện nghiên cứu, đơn vị cấp nước các tỉnh, thành phố đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nước sạch.

– Đối với đơn vị cấp nước:

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị.

+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện cấp nước an toàn.

+ Hợp tác (kết đôi, kết ba…) chia sẻ kinh nghiệm lập và thực hiện cấp nước an toàn giữa các đơn vịcấp nước.

– Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn:

Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số kiểm tra, giám sát và đánh giá việc kiểm soát rủi ro hệ thống cấp nước nhằm bảo đảm cấp nước an toàn bao gồm: Phạm vi được cung cấp bảo đảm cấp nước an toàn, các chỉ số liên quan đến kiểm soát rủi ro, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ cấp nước (áp lực, tính liên tục…).

– Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng:

Xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo đảm cấp nước an toàn và triển khai thực hiện thông qua các hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với sử dụng tài nguyên nước.

h) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế:

– Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ;

– Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động cấp nước, cấp nước an toàn.

Phe-duyet-Chuong-trinh-Quoc-gia-bao-dam-cap-nuoc-an-toan-giai-doan-2016-2025Phe-duyet-Chuong-trinh-Quoc-gia-bao-dam-cap-nuoc-an-toan-giai-doan-2016-2025

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổ ng đài: 1900.0191

Kinh phí thực hiện Chương trình:

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình gồm:

– Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và các ban, ngành của địa phương.

– Nguồn của đơn vị cấp nước; đơn vị sự nghiệp, đơn vị tư vấn cấp nước: Đơn vị cấp nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị sự nghiệp, đơn vị tư vấn cấp nước sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị mình để thực hiện các nhiệm vụ về bảo đảm cấp nước an toàn.

– Các nguồn huy động hợp pháp khác: Các nguồn khác huy động được ngoài ngân sách nhằm đầu tư triển khai thực hiện các hoạt động cấp nước an toàn, như: Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, thông tin truyền thông; đầu tư, tăng cường năng lực cấp nước an toàn, thử nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nâng cao trình độ quản lý; đầu tư, cải tạo hệ thống cấp nước và trang thiết bị phục vụ cấp nước an toàn…

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com