Quy định về đăng ký khai tử

Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký khai tử được quy định tại của Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch.

Quy-dinh-ve-dang-ky-khai-tuQuy-dinh-ve-dang-ky-khai-tuTrình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký khai tử được quy định tại của Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch.


Giấy khai sinh và giấy khai tử là một cặp đối ngữ, chúng là những loại giấy tờ quan trọng của mỗi người và là bằng chứng xác thực nhất để xác định thời điểm phát sinh hay chấm dứt quyền công dân của mỗi chúng ta. Nói cách khác, giấy khai sinh và giấy khai tử là căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về hộ tịch thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về nhân khẩu của họ, góp phần vào việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Để góp phần quản lý tốt hơn về hộ tịch, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch.

Như chúng ta đã biết, giấy khai tử là căn cứ chấm dứt quyền công dân của mỗi người, nhưng mỗi chúng ta sẽ không thể tự mình thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho chính mình. Chính vì vậy, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định rằng thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử, trong trường hợp nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người được đi làm giấy khai tử qua đời (Khoản 2, Điều 20, Nghị định 158/2005/NĐ-CP).

Khi tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký khai tử, người thực hiện thủ tục phải mang theo giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử theo quy định tại Điều 22, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

Quy-dinh-ve-dang-ky-khai-tuQuy-dinh-ve-dang-ky-khai-tu

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cho phép đăng ký khai tử là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người chết cư trú hoặc sinh sống cuối cùng trước khi chết. Nếu không xác định được nơi cư trú của người chết thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết thực hiện việc khai tử (Điều 19, Nghị định 158/2005/NĐ-CP). Theo đó, sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử (Khoản 2, Điều 21, Nghị định 158/2014/NĐ-CP).

Mong rằng với những quy định trên của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch sẽ góp phần giúp các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hộ tịch thực hiện tốt chức năng của mình, cũng như đảm bảo an sinh xã hội, quyền và nghĩa vụ của những người có liên quan.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com