Quy định về đăng ký lại, cấp lại giấy khai sinh

Quy định về đăng ký lại, cấp lại giấy khai sinh. Khi Giấy khai sinh bị hỏng, mất cần làm những thủ tục gì để được cấp lại Giấy khai sinh?

Quy định về đăng ký lại, cấp lại giấy khai sinh. Khi Giấy khai sinh bị hỏng, mất cần làm những thủ tục gì để được cấp lại Giấy khai sinh?


I. Cơ sở pháp lý:

–  Luật hộ tịch;

– Nghị định 158/2005/NĐ-CP;

– Nghị định 123/2015/NĐ – CP. 

II. LVN Group  tư vấn:

Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

+ Khai sinh;

+ Kết hôn;

+ Giám hộ;

+ Nhận cha, mẹ, con;

+ Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

+ Khai tử.

Trước ngày 01/01/2016 các quy định về cấp lại bản chính giấy khai sinh áp dụng theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP như sau:

“Điều 62. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh và thẩm quyền cấp lại bản chính Giấy khai sinh

1. Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

3. Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.”.

Đến nay, bắt đầu từ ngày 01/01/2016 khi Luật hộ tịch có hiệu lực áp dụng quy định cụ thể về vấn đề đăng ký lại khai sinh được áp dụng theo Nghị định 123/2015/NĐ – CP hướng dẫn Luật hộ tịch như sau:

“Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Quy-dinh-ve-dang-ky-lai-cap-lai-giay-khai-sinhQuy-dinh-ve-dang-ky-lai-cap-lai-giay-khai-sinh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hộ tịch qua tổng đài: 1900.0191

Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.

Như vậy, theo quy định mới trường hợp cá nhân bị mất giấy tờ khai sinh, kết hôn, khai tử nếu không còn Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch thì được đăng ký lại.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com