Quy định về đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông

Đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP.

quy-dinh-ve-dao-tao-tham-tra-vien-an-toan-giao-thongquy-dinh-ve-dao-tao-tham-tra-vien-an-toan-giao-thongĐào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP.


Thẩm tra viên an toàn giao thông là người thực hiện việc thẩm định, kiểm tra chất lượng công trình giao thông nhằm phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây tai nạn giao thông. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng. Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông là việc doanh nghiệp tiến hành hoạt động đào tạo thẩm tra viên nhằm đào tạo đội ngũ thẩm tra viên có đủ năng lực thực hiện công tác thẩm tra an toàn giao thông.

Chủ thể kinh doanh dịch vụ là tổ chức tư vấn tiến hành nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan và tiến hành kiểm tra hiện trường để phát hiện các khả năng tiềm ẩn tai nạn giao thông hoặc đánh giá nguyên nhân gây tai nạn giao thông và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm giao thông trên tuyến an toàn, thông suốt. Thẩm tra viên an toàn giao thông là người được đào tạo, cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông.

Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP. Cụ thể ta có thể hiểu như sau:

–  Được thành lập theo quy định của pháp luật.

–  Có đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo.

– Được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận.

quy-dinh-ve-dao-tao-tham-tra-vien-an-toan-giao-thongquy-dinh-ve-dao-tao-tham-tra-vien-an-toan-giao-thong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Mặt khác, cũng tại quy định này thì tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

–  Đối với dự án nhóm A và nhóm B, tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải có ít nhất 10 người, trong đó ít nhất có 04 kỹ sư đường bộ; 01 kỹ sư vận tải đường bộ và có tối thiểu 01 người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;

–  Đối với dự án nhóm C, tổ chức thẩm tra an toàn giao thông phải có ít nhất 05 người, trong đó có tối thiểu 01 kỹ sư đường bộ, 01 kỹ sư vận tải đường bộ và có 01 người đủ điều kiện làm chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.

 Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (gọi là Thẩm tra viên) phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ (đường bộ, cầu, giao thông công chính, vận tải đường bộ), có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 03 năm hoặc có trình độ từ đại học trở lên và đã trực tiếp quản lý giao thông đường bộ ít nhất 05 năm, trong đó đã tham gia thiết kế hoặc trực tiếp xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình trở lên;

– Có chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com