Quy định về nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã

Quy định về nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp nào?

Quy định về nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin cho hỏi: Em ở Phú Yên, hiện e là cán bộ công chức đang giữ chức vụ kế toán trưởng tại UBND xã về công tác vẫn bình thường không bị kỷ luật hay vi phạm gì. Trong ngày 16/11/2016 em có nhận quyết định điều động chuyển sang vị trí khác mà không biết lý do, e cũng không được làm tư tưởng trước khi điều động như vậy có đúng với trình tự điều đồng hay không?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật cán bộ công chức 2008

– Nghị định 24/2010/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 62 Luật cán bộ công chức 2008 về nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã:

“1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.

2. Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể khoản này.”

Đồng thời theo quy định tại Điều 35 Nghị định 24/2010/NĐ-CP về điều động công chức:

“Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: 

1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể; 

2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật; 

3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 
… “

Và theo quy định tại Điều 38 Nghị định 24/2010/NĐ-CP về thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức:

“1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức. 

2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. “

quy-dinh-ve-nghia-vu-quyen-cua-can-bo-cong-chuc-cap-xa.quy-dinh-ve-nghia-vu-quyen-cua-can-bo-cong-chuc-cap-xa.

>>> Luật sư tư vn pháp lut cán bộ, công chức qua tổng đài: 1900.0191

Có thể thấy, khi tiến hành việc điều dộng bạn sang một vị trí công việc khác thì yêu cầu về chuyên môn, trình độ của bạn phải phù hợp với vị trí mới này. Người có thẩm quyền ra quyết định điều động phải là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi làm bạn đang công tác, và trình tự thủ tục cụ thể như thế nào bạn cần xem xét cụ thể quy chế làm việc tại đơn vị của mình, cụ thể là quy trình điều động, nếu thấy sai hoặc trình tự không phù hợp, bạn có thể trực tiếp khiếu nại quyết định này tới chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã để được giải quyết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com