Quy định về tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước sỡ hữu 100% vốn điều lệ

Quy định về tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước sỡ hữu 100% vốn điều lệ. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như thế nào?

Quy định về tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước sỡ hữu 100% vốn điều lệ. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như thế nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Thưa anh/ chị Em muốn hỏi trường hợp công ty em là Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Năm 2016 công ty em có nhu cầu mở rộng quy mô và lĩnh vực sản xuất nên đã nhận sáp nhập một số công ty phụ thuộc của công ty mẹ và thay đổi giấy ĐKKD và tăng vốn điều lệ vào tháng 4/2016. Tuy nhiên việc tăng vốn điều lệ này chưa tính đến giá trị tài sản tăng thêm (nhà xưởng, máy móc thiết bị) do bàn giao từ các chi nhánh phụ thuộc của công ty mẹ. Vậy em có được phép tăng vốn điều lệ tương ứng với giá trị bàn giao của các tài sản này hay không? Ngoài ra theo nội dung quy định ở khoản 1a Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp có quy định:Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt điều chỉnh áp dụng tối thiểu trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành Quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ. Vậy thì công ty em mới thay đổi vốn điều lệ năm 2016 thì có nhất thiết phải duy trì mức vốn điều lệ mới này trong vòng 3 năm, tức là đến năm 2019 mới được thay đổi vốn điều lệ lần kế tiếp hay không? và nếu không, công ty em có thể được phép tăng vốn điều lệ theo nội dung ở trên hay không hay phải xác định lại như thế nào. Mong sớm nhận được tư vấn của anh/ chị. Em cảm ơn rất nhiều. ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014

– Nghị định 91/2015/NĐ-CP

2. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định tại Điều 87 Luật doanh nghiệp 2014 về thay đổi vốn điều lệ:

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;

b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

3. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:

a) Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;

b) Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật này.”

Có thể thấy công ty bạn đã tiến hành sáp nhập một công ty phụ thuộc vào công ty mình, do công ty phụ thuộc vẫn độc lập về mặt pháp lý với công ty mẹ, vẫn có tư cách pháp nhân và tài sản riêng của mình thì việc sau khi sáp nhập toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty sáp nhập sẽ được chuyển sang cho công ty được sáp nhập tức là công ty bạn sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản của công ty phụ thuộc và khi vốn của công ty bạn tăng lên thì phải thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ, số tài sản khi sáp nhập vào cũng có thể đăng ký vào vốn điều lệ của công ty bạn bằng cách làm thủ tục sang tên trực tiếp cho công ty bạn,sau đó tiến hành định giá số tài sản đó và có văn bản về việc định giá nộp cùng hồ sơ đăng ký thay đổi vốn Điều lệ thì cơ qun có thẩm quyền sẽ giải quyết cho công ty bạn. Căn cứ quy định tại Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 về sáp nhập đoanh nghiệp:

“1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

…”

quy-dinh-ve-tang-von-dieu-le-doi-voi-doanh-nghiep-nha-nuoc-so-huu-100%-von-dieu-le.quy-dinh-ve-tang-von-dieu-le-doi-voi-doanh-nghiep-nha-nuoc-so-huu-100%-von-dieu-le.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về phương thức xác định vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động:

“1. Căn cứ và phương pháp xác định vốn điều lệ:

a) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt điều chỉnh áp dụng tối thiểu trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành Quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ.

b) Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được xác định tương ứng với các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp hoặc Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp nhà nước được ghi trong dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp ngành kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang triển khai thực hiện.

c) Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, việc xác định điều chỉnh vốn điều lệ căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương được ghi kế hoạch đầu tư bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước hoặc Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước.

…”

Công ty bạn là doanh nghiệp Nhà nước nên sẽ phải chịu hạn chế về việc thay đổi vốn điều lệ là sau 3 năm kể từ thời điểm đăng ký xác định lại mức vốn điều lệ, công ty bạn có thể thực hiện việc sang tên toàn bộ số tài sản của công ty sáp nhập vào công ty bạn, sau 3 năm thì công ty bạn có thể thực hiện việc đăng ký tăng vốn điều lệ bình thường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com