Quy trình thẩm định đề khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Quy trình thẩm định đề khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LVN Group, doanh nghiệp bên tôi đã làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Khi thực hiện thủ tục sẽ có bước thẩm định, vậy quy định về quy trình thẩm định được thực hiện như thế nào để bên tôi có thể giải quyết nhanh hơn.
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hoạt động quan trắc môi trường bao gồm hoạt động quan trắc tại hiện trường và hoạt động phân tích môi trường. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường phải và phân tích môi trường phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 4 năm 2015 quy định về quy trình thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Thứ nhất: Xem xét hồ sơ đề nghị chứng nhận của tổ chức
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường về tư cách pháp nhân, nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường theo các điều kiện quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ;
+ Kết quả xem xét, đánh giá hồ sơ của cơ quan thẩm định được tổng hợp thành báo cáo. Báo cáo đánh giá hồ sơ là tài liệu trong hồ sơ thẩm định;
+ Cơ quan thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tới các thành viên Đoàn đánh giá, kiểm tra thực tế để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành việc kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá).
Thứ hai: Đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thành lập Đoàn đánh giá. Tổ chức, hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
+ Nội dung đánh giá, kiểm tra: Đoàn đánh giá có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận về các điều kiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ và đối chiếu với hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức;
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập Đoàn đánh giá, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức các hoạt động đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
+ Kết quả đánh giá, kiểm tra tại tổ chức đề nghị chứng nhận phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản của Đoàn đánh giá tại tổ chức là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
Thứ ba: Tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định trong trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định
+ Cơ quan thẩm định thành lập Hội đồng thẩm định phục vụ cho việc thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
+ Hội đồng thẩm định có chức năng tư vấn, giúp cơ quan thẩm định đánh giá, thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường của tổ chức đề nghị chứng nhận căn cứ vào kết quả đánh giá, xem xét trên hồ sơ và kết quả đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;
+ Việc tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức;
+ Ngay khi có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định gửi hồ sơ của tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và báo cáo đánh giá, xem xét trên hồ sơ, biên bản của Đoàn đánh giá tới các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành phiên họp;
+ Kết quả họp Hội đồng thẩm định phải được lập thành Biên bản và gửi về cơ quan thẩm định để tổng hợp hồ sơ. Biên bản họp Hội đồng thẩm định là tài liệu trong hồ sơ thẩm định.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường
– Thay đổi phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản
– Khác biệt về hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí