Tham gia giao thông trên đường cần giấy tờ gì? Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông. Xử phạt hành vi đi xe không chính chủ?
Tham gia giao thông trên đường cần giấy tờ gì? Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông. Xử phạt hành vi đi xe không chính chủ?
Tóm tắt câu hỏi:
Em mới mua 1 chiếc xe mà bây giờ em cầm giấy ủy quyền + cavet tên chủ xe và 1 cái bảo hiểm xe. Luật sư cho em hỏi vậy xe có được lưu hành và hợp pháp hợp lệ không?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật giao thông đường bộ 2008
– Thông tư 15/2014/TT-BCA
– Nghị định 46/2016/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
– Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
+ Đăng ký xe;
+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật giao thông đường bộ;
>>> LVN Group tư vấn tham gia giao thông trên đường cần giấy tờ gì: 1900.0191
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật giao thông đường bộ;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo quy định trên, khi tham gia giao thông, bạn phải mang theo giấy tờ bản chính sau: đăng ký xe, giấy phép lái xe, sổ kiểm định (nếu có), bảo hiểm xe.
Theo như bạn trình bày, bạn mua xe của 01 người và bạn chưa thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA. Hiện nay, Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định xử phạt hành chính hành vi chưa đăng ký sang tên trên giấy đăng ký xe do đó đối với hành vi chưa đăng ký sang tên đăng ký xe bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b) Khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.”
Tuy nhiên, bạn trình bày bạn có giấy ủy quyền thì khi lưu thông trên đường bạn mang theo giấy ủy quyền để thể hiện bạn được người chủ cũ ủy quyền cho quản lý, sử dụng chiếc xe này. Tránh trường hợp bạn bị xử phạt hành vi không đăng ký sang tên chính chủ.
Để dễ dàng trong quá trình sử dụng xe bạn nên làm thủ tục đăng ký sang tên trên giấy đăng ký xe bởi đây là động sản phải đăng ký quyền sở hữu do đó bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe thì mới có căn cứ chứng minh bạn là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe.