Thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tóm tắt câu hỏi:
Hàng hóa mua bán giữa 2 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có được coi là mua bán hàng hóa quốc tế hay không và vì sao? Xin LVN Group giải đáp giúp em.
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật thương mại năm 2005;
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 27 Luật thương mại năm 2005 về mua bán hàng hóa quốc tế như sau:
”1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Như vậy, theo quy định Luật thương mại 2005, mua bán hàng hóa quốc tế được xác định qua 5 hình thức sau:
– Xuất khẩu
– Nhập khẩu
– Tạm nhập, tái xuất
>>> LVN Group tư vấn pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế: 1900.0191
– Tạm xuất, tái nhập
– Chuyển khẩu
Như vậy có thể hiểu rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các cá nhân hoặc tổ chức trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hoặc chuyển khẩu hàng hóa. Trong trường hợp này, hai hay nhiều bên tham gia giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài; có nơi cư trú hoặc có trụ sở ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Mặt khác, theo quy định Luật thương mại 2005, việc mua bán hàng hóa quốc tế được xác định thông qua việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới của các bên khi tham gia giao dịch dân sự.
Như vậy, đối với trường hợp này, hàng hóa mua bán giữa 2 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài chưa đủ cơ sở để xác định đây là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Luật thương mại 2005.