Thủ tục Cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ

Thủ tục Cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ được quy định tại Luật di sản văn hóa hơp nhất năm 2013, Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL.

thu-tuc-cap-giay-phep-tham-do-khai-quat-khao-cothu-tuc-cap-giay-phep-tham-do-khai-quat-khao-coThủ tục Cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ được quy định tại Luật di sản văn hóa hơp nhất năm 2013, Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL.


1. Tên thủ tục.

Cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ

Lĩnh vực: Di sản văn hóa.

Cơ quan thực hiện: Cục di sản văn hóa.

Cấp: Cấp Cấp trung ương.

2. Cơ sở pháp lý.

– Luật di sản văn hóa hợp nhất năm 2013;

– Văn bản hợp nhất 3202/VBHN-BVHTTDL năm 2013 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi bổ sung do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;

Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế thăm dò khai quật khảo cổ. Có hiệu lực từ ngày 30/01/2009.

– Văn bản hợp nhất 3207/VBHN-BVHTTDL hp nhất Thông tư quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghi định số 103/2009/NĐ-CP.

3.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

(1) Tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ, gồm:

– Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước.

– Trường đại học có bộ môn khảo cổ học.

+ Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ.

– Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở Trung ương.

(2) Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có các điều kiện sau đây:

– Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học;

– Có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;

– Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

– Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

4. Hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ:

(1) Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ (mẫu Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế thăm dò khai quật khảo cổ) của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ.

Trường hợp tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ mời tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ thì tổ chức chủ trì phải có văn bản báo cáo nêu rõ tên của tổ chức, cá nhân đó và những tài liệu giới thiệu về chương trình hợp tác của các bên tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ;

(2) Văn bản thỏa thuận đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm thăm dò, khai quật khảo cổ đối với trường hợp tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ không phải là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc không phải là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

thu-tuc-cap-giay-phep-tham-do-khai-quat-khao-cothu-tuc-cap-giay-phep-tham-do-khai-quat-khao-co

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

(3) Sơ đồ vị trí địa điểm thăm dò, khai quật khảo cổ tỉ lệ 1:500, trong đó thể hiện rõ vị trí, diện tích các khu vực thăm dò, khai quật khảo cổ;

(4) Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp thăm dò, khai quật khảo cổ (nếu có). Trường hợp tổ chức phối hợp thăm dò, khai quật khảo cổ mời tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ thì tổ chức phối hợp phải có văn bản báo cáo tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ. Căn cứ ý kiến thỏa thuận của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ sẽ xem xét, quyết định;

(5) Trong trường hợp cần thiết, nếu việc thăm dò, khai quật tại các địa điểm có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nghiên cứu lịch sử của đất nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ yêu cầu tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ đệ trình kế hoạch thăm dò, khai quật khảo cổ và các tài liệu liên quan để xem xét trước khi cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

5.Trình tự thực hiện:

– Tổ chức có chức năng thăm dò, khai quật khảo cổ gửi hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ tới Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ; trường hợp không cấp giấy phép sẽ nêu rõ lý do bằng văn bản.

* Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

* Thời hạn giải quyết:

15  ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.        

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Di sản văn hóa.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com