Thủ tục chấp nhận xe cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam

Thủ tục chấp nhận xe cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Xe cơ giới nước ngoài muốn tham gia giao thông tại Việt Nam cần làm thủ tục gì?

thu-tuc-chap-nhan-xe-co-gioi-nuoc-ngoai-tham-gia-giao-thong-tai-Viet-Nam.jpgthu-tuc-chap-nhan-xe-co-gioi-nuoc-ngoai-tham-gia-giao-thong-tai-Viet-Nam.jpgThủ tục chấp nhận xe cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Xe cơ giới nước ngoài muốn tham gia giao thông tại Việt Nam cần làm thủ tục gì?


Hiện nay, Việt Nam cũng là một trong những nước phát triển về ngành du lịch. Người nước ngoài vào tham quan và du lịch Việt Nam rất nhiều , họ thường đi theo đoàn có hướng dẫn viên du lịch đi cùng nhưng cũng có trường hợp họ tới Việt Nam một mình hoặc họ đi với 1, 2 người là người thân hay bạn bè của họ. Vì không phải đi theo đoàn nên họ không đi ô tô và để tiết kiệm chi phí đi lại họ thường mang những phương tiện của họ ở bên nước ngoài để sang Việt Nam đi lại cho tiện. Cũng chính vì vậy năm 2013 đã có quy định về việc quản lý phương tiên cơ giới nước ngoài khi tham gia vào Việt Nam.

Thứ nhất về điều kiện để phương tiện xe cơ giới nước ngoài được tham gia giao thông tại Việt Nam được quy định tại điều 3 của Nghị định 152/2013/NĐ-CP như sau:

1. Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện.

2. Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

3. Điều kiện đối với phương tiện;

a) Là xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ ngồi trở xuống và xe mô tô;

b) Thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký tại nước ngoài và gắn biển số nước ngoài;

c) Có Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;

d) Có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô).

4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện:

a) Là công dân nước ngoài;

b) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam;

c) Có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.

Thứ hai về hồ sơ để chấp thuận cho phương tiện xe cơ giới nước ngoài được tham gia giao thông tại Việt Nam như sau:

a) Công văn đề nghị chấp thuận được tổ chức việc cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới vào tham gia giao thông tại Việt Nam. Trong đó nêu rõ số lượng phương tiện, số lượng người, ngày và cửa khẩu nhập cảnh, ngày và cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình các tuyến đường đi trong chương trình du lịch;

b) Bản sao các văn bản nêu tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 và Điểm b, Điểm c Khoản 4 Điều 3 của Nghị định này;

c) Danh sách người điều khiển phương tiện; Danh sách phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy (Doanh nghiệp lữ hành quốc tế ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin đã nêu);

d) Bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.( khoản 1 điều 4 của Nghị định 152/2013/NĐ-CP)

Thứ ba về số lượng hồ sơ : 01 bộ

Thứ tư về cơ quan có thẩm quyền : Bộ giao thông vận tải Việt Nam

thu-tuc-chap-nhan-xe-co-gioi-nuoc-ngoai-tham-gia-giao-thong-tai-Viet-Nam.jpgthu-tuc-chap-nhan-xe-co-gioi-nuoc-ngoai-tham-gia-giao-thong-tai-Viet-Nam.jpg

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Thứ năm về trình tự thực hiện đưuọc quy định tại khoản 2 điều 4 của Nghị định 152/2014/NĐ-CP như sau:

Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam. Văn bản chấp thuận được gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 05 ngày làm việc và nêu rõ lý do.

Thứ sáu về thời hạn: Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, tai nạn giao thông, hỏng phương tiện không thể sửa chữa tại Việt Nam), phương tiện được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày. (khoản 1 điều 3 của Nghị định này).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com