Thủ tục góp vốn của người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục góp vốn của người nước ngoài tại Việt Nam. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam của người nước ngoài.

Thủ tục góp vốn của người nước ngoài tại Việt Nam. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam của người nước ngoài.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào, Công ty chúng tôi là công ty TNHH 100% vốn Việt Nam, trụ sở tại Hà Nội, trong lĩnh vực thương mại, nay muốn tăng vốn điều lệ và nhận vốn của 1 công ty tại Pháp (không có trụ sở ở Việt Nam). Tỷ lệ vốn góp của công ty nước ngoài < 50%. Tôi muốn tham khảo công ty các thủ tục, quy trình thực hiện, giấy tờ cần chuẩn bị trong trường hợp này. Ngoài ra theo chúng tôi được biết có các quy định bắt buộc về tài khoản vốn tại ngân hàng khác nhau với các trường hợp đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. Công ty chúng tôi muốn được tư vấn về quy trình cụ thể về mọi mặt sao cho: – có thể chuyển đổi giấy tờ đăng ký kinh doanh và công ty Pháp có thể chuyển vốn về Việt Nam hợp pháp một cách đơn giản và nhanh nhất – công ty Việt Nam hoặc công ty dịch vụ ở VN có thể thực hiện nhiều phần thủ tục nhất có thể để cho chủ động, người đại diện theo pháp luật của công ty Pháp không cần phải có mặt trực tiếp tại Việt Nam quá nhiều lần hoặc trong thời gian dài. Nếu bên công ty có dịch vụ trọn gói tư vấn và đứng ra làm thủ tục ở Sở Kế hoạch và Đầu tư, mong các bạn báo giá và thời gian cần thiết để thực hiện. Xin cám ơn. ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP

– Thông tư 05/2014/TT-NHNN

2. Giải quyết vấn đề:

Thứ nhất, trường hợp Công ty tại Pháp góp vốn < 50% vào công ty TNHH 100% vốn Việt Nam theo Luật doanh nghiệp 2014

* Điều kiện được góp vốn:

– Về chủ thể được góp vốn:

Theo khoản 3 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”

* Loại tài sản:

Theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định tài sản góp vốn. Theo đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, người góp vốn phải là người có quyền sở hữu và sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận. Trước khi góp vốn vào công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền, không phải chịu lệ phí trước bạ cho doanh nghiệp.

* Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể: tăng vốn điều lệ.

-Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

Căn cứ Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp như sau:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

+ Quyết định bằng văn bản và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên), quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên). Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi (cụ thể: tăng vốn điều lệ);

+ Hợp đồng góp vốn (hoặc biên bản góp vốn) giữa người góp vốn với Công ty.

+ Biên bản định giá tài sản;

+ Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo tương ứng với việc thay đổi nội dung đăng ký.

+ Bản sao điều lệ đã sửa đổi của Công ty: Nội dung về vốn điều lệ, cách thức tăng vốn điều lệ và hình thức góp vốn vào công ty;

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký thuế;

+ Bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ. Nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có Giấy giới thiệu hoặc Giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật của người đại diện theo pháp luật cho người đến nhận kết quả.

Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở kế hoạch và đầu tư nơi Công ty bạn đặt trụ sở.

Thu-tuc-gop-von-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-Viet-NamThu-tuc-gop-von-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-Viet-Nam

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Thứ hai, Công ty nước ngoài góp vốn gián tiếp vào công ty Việt Nam: theo Điều 4 Thông tư 05/2014/TT-NHNN quy định nguyên tắc chung như sau:

1. Mọi hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại 01 (một) ngân hàng được phép.

2. Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức quy định tại Điều 5 của Thông tư này, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này, các quy định của pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, quy định tại Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, các quy định hiện hành của pháp Iuật liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

3. Số dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Tại Điều 5 Thông tư 05/2014/TT-NHNN quy định hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam như sau:

“Hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức sau đây:

1. Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.

2. Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.

3. Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

4. Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.

5. Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

6. Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

7. Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 6 Thông tư 05/2014/TT-NHNN quy định mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp như sau:

“1. Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một (01) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi được phép theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đang mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép khác, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp được thực hiện theo quy định của ngân hàng được phép.

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các giao dịch thu chi trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mới mở theo quy định nêu trên sau khi đã đóng và tất toán tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở trước đây.”

Từ đó có thể thấy trường hợp Công ty tại Pháp đầu tư gián tiếp vào Công ty có vốn 100% Việt Nam phải mở một tài khoản tại một ngân hàng được phép.

Công ty nước ngoài góp vốn trực tiếp vào công ty Việt Nam: theo Thông tư 19/2014/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và Thông tư này.

2. Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

3. Việc sử dụng lợi nhuận được chia của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

4. Việc chuyển nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tuân thủ quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, văn bản hướng dẫn các Luật này, các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.

5. Việc chuyển tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.

6. Nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện hoạt động tái đầu tư tại Việt Nam.

“Điều 6. Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam

1. Để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại 01 (một) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ lựa chọn để thực hiện góp vốn đầu tư.

Tương ứng với loại ngoại tệ lựa chọn để thực hiện góp vốn đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó để thực hiện góp vốn đầu tư.

3. Trường hợp thực hiện các khoản vay nước ngoài mà đồng tiền đi vay không tương ứng với đồng tiền mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng để mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được mở thêm tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại đồng tiền đi vay tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu chi hợp pháp liên quan đến khoản vay nước ngoài và các giao dịch thu chi quy định tại Điều 7 Thông tư này.

4. Trường hợp có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một ngân hàng được phép khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp được thực hiện theo quy định của ngân hàng được phép.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ được thực hiện các giao dịch thu chi trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mới mở sau khi đã đóng và tất toán tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây.”

Như vậy, việc thanh toán cho các giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư trong công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vối đầu tư trực tiếp nước ngoài của Công ty Việt Nam. Do đó, khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam phải mở tài sản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một ngân hàng tại Việt Nam, có thể được mở bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, tùy thuộc vào đồng tiền được dùng để góp vốn đầu tư vào Công ty Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com