Thủ tục thành lập đại lý kinh doanh thực phẩm chức năng? Thành lập đại lý thực hiện những công việc như thế nào?
Thủ tục thành lập đại lý kinh doanh thực phẩm chức năng? Thành lập đại lý thực hiện những công việc như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LVN Group! Công ty tôi là công ty thương mại chuyên về thực phẩm chức năng, sản xuất trong nước. Nay tôi muốn thành lập 1 đại lý ở Nha Trang. Vậy bên tôi cần những thủ tục gì để tiến hành thành lập đại lý? Xin cảm ơn!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật thương mại 2005
– Luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định 78/2015/NĐ – CP
– Thông tư 16/2012/TT-BYT
– Thông tư 15/2012/TT-BYT
2. Giải quyết vấn đề:
Đại lý thương mại theo Điều 166 Luật thương mại 2005 là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Trong đó:
Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu bạn muốn thành lập thêm đại lý để thực hiện kinh doanh thực phẩm chức năng thì bạn phải thực hiện hình thức kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Bạn thực hiện thủ tục lựa chọn loại hình doanh nghiệp và thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ – CP.
Đại lý kinh doanh thực phẩm chức năng phải đảm bảo điều kiện theo Điều 4 Thông tư 16/2012/TT-BYT và Điều 5,6,7,8 Thông tư 15/2012/TT-BYT sau:
– Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:
Cơ sở sản vật chất:
+ Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
+ Không bị ngập nước, đọng nước.
+ Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
+ Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
+ Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh.
+ Kết cấu nhà cửa các khu vực vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh thực phẩm; xây dựng bằng vật liệu phù hợp, bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.
+ Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
+ Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.
+ Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
+ Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.
+ Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.
+ Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
+ Khu vực vệ sinh của cơ sở phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm; ít nhất phải có 01 (một) nhà vệ sinh cho 25 người; có đủ nước sạch phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) về nước sạch số 02:2009/BYT, dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn.
+ Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
+ Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.
Chủ cơ sở:
+ Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Chủ cơ sở hoặc người quản lý có tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được khám sức khoẻ được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế. Việc khám sức khoẻ do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.
+ Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm, đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh thực phẩm.
+ Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực kinh doanh thực phẩm.
Dụng cụ sử dụng:
+ Đủ trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.
+ Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.
+ Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.
+ Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
Từ những điều kiện trên, để kinh doanh thực phẩm chức năng dưới hình thức đại lý thì bạn phải làm thủ tục sau:
– Hồ sơ:
>>> LVN Group tư vấn điều kiện làm đại lý kinh doanh thực phẩm chức năng: 1900.0191
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh (có đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm chức năng);
+ Biên bản họp và quyết định thành lập cơ sở kinh doanh của công ty bạn;
+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu cơ sở kinh doanh;
+ Bản thuyết minh cơ sở vật chất,dụng cụ sử dụng trong kinh doanh;
+ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở;
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế của người đứng đầu cơ sở kinh doanh và nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh;
+ Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở kinh doanh và nhân viên trực tiếp kinh doanh;
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cục an toàn vệ sinh thực phẩm;