Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ. Quy định về thủ tục xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ. Quy định về thủ tục xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông.


Trên thực tế, người điều khiển xe vi phạm quy định về an toàn giao thông có thể là chủ xe hoặc không phải là chủ xe. Với trường hợp người điều khiển xe đồng thời là chủ xe có mức xử phạt, hình thức xử phạt khác với trường hợp người điều khiển xe không đồng thời là chủ xe. Căn cứ Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: 

Trong trường hợp chủ phương tiện không đồng thời là người điều khiển: 

– Trong trường hợp này sẽ áp dụng mức xử phạt đối với cả chủ xe và người điều khiển xe. Nếu chủ xe có mặt tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi tương ứng theo Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nếu như chủ xe không có mặt tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền lập biên bản và tiến hành xử phạt cho chủ xe, người điều khiển xe ký vào biên bản dưới tư cách người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển không chấp hành thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để đảm bảo việc xử phạt. 

– Trường hợp chủ phương tiện đồng thời là người điều khiển xe thì tùy từng hành vi vi phạm khác nhau mà mức xử phạt khác nhau: 

Về nguyên tắc, người điều khiển phương tiện giao thông và chủ phương tiện là một thì xử phạt vi phạm hành chính với chủ xe. Chẳng hạn: 

+ Với người điều khiển có hành vi vi phạm về điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ mi móc và sơ mi rơ mooc) (điểm c khoản 4 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP), điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ mi móc và sơ mi rơ mooc) (điểm đ khoản 1 Điều 19 Nghị định 46/2016/NĐ-CP) và đồng thời là chủ xe thì chỉ phải chịu mức phạt với chủ xe theo Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với hành vi này. 

+ Đối với những hành vi vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện, của cầu, đường được quy định tại Điều 24, Điều 33 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24, vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 33 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, đối với những hành vi quy định tại Điểm d khoản 3, khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 33 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vừa thực hiện hành vi vi phạm quy định về tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ xe), vừa thực hiện hành vi vi phạm về tải trọng trục xe thì bị xử phạt theo quy định của hành vi vi phạm có mức tiền lớn hơn. 

Chủ phương tiện bị xử phạt là một trong những đối tượng sau: 

– Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;

– Trường hợp người điều khiển là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trên Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

– Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

– Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

– Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì được tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt chủ phương tiện;

Thu-tuc-xu-phat-doi-voi-chu-phuong-tien-vi-pham-quy-dinh-lien-quan-lien-giao-thong-%C4%91uong-boThu-tuc-xu-phat-doi-voi-chu-phuong-tien-vi-pham-quy-dinh-lien-quan-lien-giao-thong-%C4%91uong-bo

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

– Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua được cho, được tặng, được phân bố, được điều khiển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều khiển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

Với trường hợp cần xác minh đối tượng bị xử phạt thì có thể kéo dài thời hạn nhưng không được quá tối 60 ngày.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, chủ phương tiện cơ giới đường bộ có nghĩa vụ tham gia hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com