Trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường nhà nước

Trách nhiệm bồi thường nhà nước. Trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Thông tư 13/2015/TT-BTP.

trinh-tu-thu-tuc-kiem-tra-cong-tac-boi-thuong-nha-nuoctrinh-tu-thu-tuc-kiem-tra-cong-tac-boi-thuong-nha-nuocTrách nhiệm bồi thường nhà nước. Trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Thông tư 13/2015/TT-BTP. 


Như chúng ta đã biết, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có thể được coi là nghĩa vụ của Nhà nước, đặc biệt là những quốc gia tồn tại và phát triển trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa. Trách nhiệm bồi thường của nhà nước được đặt ra trong trường các cơ quan công quyền của Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật và xâm hại trực tiếp với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhằm pháp điển hóa các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường nhà nước hay nói cách khác nhằm bảo vệ toàn diện hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Quốc hội đã ban hành Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2009 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Mới đây, Bộ Tư pháp đã ban hành một Thông tư mới số 13/2015/TT-BTP ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2013/TT-BTP ngày 31 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2015. Theo đó, trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường nhà nước được quy định cụ thể tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư 13/2015/TT-BTP.

Bước đầu tiên, cơ quan có thẩm quyền quản lý việc kiểm tra công tác bồi thường nhà nước gồm Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp), Tổ chức pháp chế (đối với các Bộ), Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp ra quyết định hoặc ban hành kế hoạch kiểm tra.

Bước thứ hai trong trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường nhà nước đó là công bố Quyết định hoặc Kế hoạch kiểm tra.

trinh-tu-thu-tuc-kiem-tra-cong-tac-boi-thuong-nha-nuoctrinh-tu-thu-tuc-kiem-tra-cong-tac-boi-thuong-nha-nuoc

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Bước thứ ba Trưởng đoàn kiểm tra đề nghị đối tượng kiểm tra báo cáo về nội dung kiểm tra; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.

Bước cuối cùng trong quá trình này thuộc về nghĩa vụ của đổi tượng được kiểm tra, tức là đối tượng kiểm tra có trách nhiệm giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn kiểm tra yêu cầu (nếu có).

Sau khi hoàn tất việc điều tra, trong thời hạn 10 ngày, Trưởng đoàn kiểm tra ban hành báo cáo kết quả kiểm tra trình cơ quan đã ra Quyết định hoặc ban hành Kế hoạch kiểm tra. Và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo kết quả kiểm tra được phê duyệt, cơ quan đã ra Quyết định hoặc ban hành Kế hoạch kiểm tra phải ban hành Kết luận kiểm tra. Một lưu ý nhỏ là trong trường hợp Đoàn kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng được kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra có thể xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Mong rằng, với những quy định mới trên đây của Bộ Tư pháp sẽ góp phần làm giảm các quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc vi phạm các quy định của pháp luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com