Viên chức sinh con thứ 3 có bị xử phạt không?

Viên chức sinh con thứ 3 có bị xử phạt không? Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính khi viên chức vi phạm chính sách dân số.

vien-chuc-sinh-con-thu-3-co-bi-xu-phat-khongvien-chuc-sinh-con-thu-3-co-bi-xu-phat-khongViên chức sinh con thứ 3 có bị xử phạt không? Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính khi viên chức vi phạm chính sách dân số. 


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group! Tôi là viên chức nhà nước, vợ tôi vừa sinh con thứ 3. Vậy tôi có bị xử phạt không? Cảm ơn LVN Group!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Theo đó, mỗi cặp vợ chồng có quyền sinh một hoặc hai con, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP  như sau:

Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 

6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống. 

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Từ các quy định trên, nếu vợ chồng bạn không thuộc những trường hợp được phép sinh con thứ ba thì có thể bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em quy định:

Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các doàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

vien-chuc-sinh-con-thu-3-co-bi-xu-phat-khong1vien-chuc-sinh-con-thu-3-co-bi-xu-phat-khong1

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Tuy nhiên, từ ngày 31/12/2013 Nghị định 114/2006/NĐ-CP đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 176/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, trong Nghị định 176/2013/NĐ-CP không còn đề cập tới việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một hoặc hai con.

Do pháp luật chưa có quy định cụ thể để xử lý viên chức vi phạm chính sách dân số nên hiện nay một số bộ, ngành đã ban hành Thông tư, Quyết định; Hội đồng nhân dân ở một số tỉnh đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, trong đó có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm sinh con thứ ba trở lên.

Như vậy, nếu việc sinh con thứ ba của bạn vi phạm quy định pháp lệnh dân số thì hình thức xử phạt cụ thể sẽ thực hiện theo quy định của bộ, ngành hoặc của Hội đồng nhân dân, của đơn vị nơi bạn đang công tác.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

 Quy định về việc sinh con thứ ba của Đảng viên

– Cho làm con nuôi để sinh con thứ ba có được không?

– Các trường hợp sinh con thứ ba không vi phạm pháp luật

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com