Quy định về việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu về hồ sơ kiểm dịch.
1. Cơ sở pháp luật:
– Quyết định 15/2006/QĐ-BNN.
2. LVN Group tư vấn:
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 15/2006/QĐ-BNN ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm từ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y về “Quy định về việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu về hồ sơ kiểm dịch” thì:
“Khi phát hiện lô hàng động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu về hồ sơ kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật xử lý như sau:
1. Trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch:
a) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để thực hiện kiểm dịch theo quy định;
b) Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thì trả về nơi xuất phát, hoặc tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định;
2. Trường hợp có giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng hết giá trị thời gian sử dụng hoặc có sự tẩy xoá, sửa chữa nội dung giấy chứng nhận kiểm dịch: Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để kiểm tra, xét nghiệm lại động vật, sản phẩm động vật;
3. Trường hợp có sự đánh tráo, lấy thêm, để lẫn với động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch hoặc để lẫn với hàng hoá khác có nguy cơ lây nhiễm:
a) Hướng dẫn chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm lại đối với động vật, sản phẩm động vật đã đánh tráo, lấy thêm hoặc để lẫn với hàng hoá khác;
b) Trường hợp số động vật, sản phẩm động vật phải kiểm tra, xét nghiệm lại phát hiện thấy mắc bệnh, mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật thì phải kiểm tra lại toàn bộ lô hàng.
4. Hồ sơ kiểm dịch không hợp lệ, nội dung chứng nhận kiểm dịch không phù hợp:
a) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền nơi xuất hàng biết để kiểm tra lại, sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm dịch;
b) Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu chủ hàng có yêu cầu;
5. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước mà không xác định được chủ:
a) Động vật, sản phẩm động vật sau khi kiểm tra, xét nghiệm: Nếu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì cho phép sử dụng;
b) Động vật, sản phẩm động vật sau khi kiểm tra, xét nghiệm: Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định;
6. Động vật, sản phẩm động vật nhập vào Việt Nam: Nếu không xác định được chủ thì phải tiêu hủy.”
>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191
Dựa vào quy định trên, Cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch có thể áp dụng những biện pháp sau để xử lý động vật, sản phẩm từ động vật không đạt yêu cầu về kiểm dịch bao gồm:
+ Đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để tiến hành kiểm dịch theo đúng quy định.
+ Đưa động vật, sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch để kiểm tra, xét nghiệm lại .
+ Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền nơi xuất hàng biết để kiểm tra lại, sửa đổi, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm dịch.
+ Tiêu hủy toàn bộ.
+ Biện pháp khác theo quy định của pháp luật.