Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông. Mức xử phạt đối với người chưa thành niên khi vi phạm giao thông đường bộ.

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông. Mức xử phạt đối với người chưa thành niên khi vi phạm giao thông đường bộ.


Tóm tắt câu hỏi:

23h đêm ngày 14/12/2012, sau tiệc sinh nhật tròn 18 tuổi của mình, mượn của bố chiếc xe ô tô 4 chỗ Nguyễn Văn A đã phóng nhanh với tốc độ vượt quá tốc độ cho phép trên đường 15 km/h và rú ga, bấm còi inh ỏi trong thành phố. A bị chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ trên đường bắt giữ và ra quyết định xử phạt. Với rất nhiều lỗi phạm phải, nên trong quyết định ghi rõ hình thức xử phạt là: Cảnh cáo A phóng nhanh trên đường, rú ga, bấm còi trong khu vực đô thị, phạt tiền: 3.200.000 đ;

1. Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, bạn hãy nhận xét về thẩm quyền ra quyết định và nội dung của quyết định trên.

2. Nêu thủ tục xử phạt trong trường hợp trên. Có gì khác nếu hôm đó là tiệc sinh nhật tròn 15 tuổi của A.

3. Trong trường hợp A thấy rằng việc xử phạt theo quyết định trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông là quá nặng đối với vi phạm của mình thì A phải làm gì? Nêu rõ thủ tục quy trình đó và căn cứ pháp lý theo pháp luật hiện hành.

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1.Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, bạn hãy nhận xét về thẩm quyền ra quyết định và nội dung của quyết định trên.

Theo Điều 4 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, quy định:

Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính”.

Tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định:

Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này như sau:

a) Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định tại Nghị định này;

b) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15 Nghị định này”.

Với trường hợp nêu trên, A vi phạm luật giao thông đường bộ, chiến sỹ cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt A là đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Với nội dung xử phạt: Cảnh cáo A phóng nhanh trên đường, rú ga, bấm còi trong khu vực đô thị, phạt tiền: 3.200.000 đ.

A điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép 15km/h. Theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đên 20km/h sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Đồng thời A có hành vi rú ga, bấm còi inh ỏi trong khu đô thị vào thời điểm 23h. Hành vi vi phạm này của A được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP: “Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định “, với hành vi này sẽ bị xử phạt từ 600.000 đ đến 800.000 đồng.

Như vậy, với hai hành vi này có thể bj xử phạt từ 2.600.000 đ đến 3.800.000 đ. Với thông tin bạn cung cấp, cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt với số tiền 3.200.000 đ là đúng theo quy định của pháp luật.

2. Nêu thủ tục xử phạt trong trường hợp trên. Có gì khác nếu hôm đó là tiệc sinh nhật tròn 15 tuổi của A.

– Điều 74 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về thủ tục xử phạt như sau:

1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này.

2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

3. Đối với những hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này mà có đối tượng bị xử phạt là cả chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện hoặc nhân viên phục vụ trên xe vi phạm, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện là nhân viên phục vụ trên xe vi phạm, thì bị xử phạt theo quy định đối với chủ phương tiện vi phạm.

4. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 4 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe”.

Như vậy, đối với trường hợp này, A không phải là chủ phương tiện vi phạm. Theo khoản 2 Điều 74 Nghị định này, chiến sỹ cảnh sát giao thông có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt, A là người vi phạm sẽ phải ký vào biên bản xử phạt đó. Trong trường hợp, A không chấp hành xử phạt, người người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

– Trường hợp A tròn 15 tuổi.

Theo đoạn 1 điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”.

Trong trường hợp này, A vẫn bị xử phạt hành chính với 2 lý do đồng thời:

+ A thuộc độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

+ A vi phạm hành chính do cố ý (A có hành vi rú ga, bấm còi liên tục, và chạy quá tốc độ quy định 15 km/h, đây được coi là hành do cố ý)

Tuy nhiên, xử phạt người chưa thành niên sẽ thực hiện nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 137 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:

Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”;

xu-phat-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giao-thongxu-phat-hanh-chinh-trong-linh-vuc-giao-thong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Như vậy, trong trường hợp này, không áp dụng hình thức phạt tiền đối với A

3. Trong trường hợp A thấy rằng việc xử phạt theo quyết định trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông là quá nặng đối với vi phạm của mình thì A phải làm gì? Nêu rõ thủ tục quy trình đó và căn cứ pháp lý theo pháp luật hiện hành.

Trong trường hợp A thấy rằng việc xử phạt theo quyết định trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông là quá nặng đối với mình thì A có thể làm đơn khiếu nại đến cơ quan ra quyết định xử phạt.

Trường hợp trên của A, để khiếu nại thì theo khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.

1. Khiếu nại lần 1:

 Thời hạn thụ lý đơn là 10 ngày kể từ ngày cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, còn thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. (Điều 28 Luật Khiếu nại 2011).

2. Khiếu nại lần 2:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền gửi đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa (Điều 33 Luật Khiếu nại 2011).

3. Hình thức khiếu nại:

– Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

– Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định.

4. Thời hiệu khiếu nại:

 Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.

 Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

 Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính sau khi lập biên bản

– Chủ thể chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “nguội”

– Quy định về thời hạn ghi trong giấy hẹn xử phạt hành chính

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com