Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát dừng phương tiện xử phạt vi phạm khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông.
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát dừng phương tiện xử phạt vi phạm khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LVN Group! Tôi thấy có nhiều trường hợp người điều khiển xe vi phạm luật giao thôn, bị cảnh sát thổi phạt nhưng không dừng xe theo hiệu lệnh và cố tình bỏ chạy. Vậy những hành vi này bị xử lý như thế nào? Cảm ơn LVN Group!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về việc tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ như sau:
1. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Theo đó, khi phát hiện ra hành vi vi phạm giao thông đường bộ thông qua trực tiếp hay qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ,… cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ra hiệu lệnh dừng phương tiện và đảm bảo các yêu cầu khi dừng phương tiện theo quy định.
Trong trường hợp cá nhân vi phạm không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện của lực lượng tuần tra, kiểm soát sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Điểm e Khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
Điểm m Khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Như vậy, đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô, thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng. Đối với người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng, nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm, tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 257 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung:
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, nếu có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nào đó cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ.
Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, mức phạt tù có thể là 7 năm tù.
Ngoài ra, nếu người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh mà bỏ trốn, gây ra tai nạn giao thông, làm thiệt hại đến tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung:
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Người phạm tội có thể bị phạt phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phải chấp hành hình phạt tù, thấp nhất là 6 tháng tù, cao nhất là 15 năm tù, tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Quyền xử phạt không phải lập biên bản của cảnh sát giao thông
– Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông
– Cách lấy lời khai để giải quyết tai nạn giao thông
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Tư vấn luật giao thông đường bộ miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại