Xử phạt hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản

Hành vi tàng trữ thuốc nổ, sử dụng vật liệu nổ khai thác hải sản sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản.

Hành vi tàng trữ thuốc nổ, sử dụng vật liệu nổ khai thác hải sản sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản.


Điều 6 Luật thủy sản 2003 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản bao gồm:

“1. Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm,rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tựnhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh.

2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừtrường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa họcđược Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.

3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quảnlý khu bảo tồn.

4. Vi phạm các quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thuỷ sản.

5. Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm,khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép.

6. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác…”

Như vậy, theo quy định tại khoản 6 Điều này, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức hoạt động thủy sản sử dụng các loại vật liệu nổ để khai thác thủy sản.

Theo đó, các hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ hoặc sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định 103/2013/NĐ-CP, cụ thể:

– Mức phạt tiền đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác như sau:

+ Đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác xảy ra tại vùng nước nội đồng: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

+ Đối với hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác xảy ra trên biển: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

– Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản như sau:

+ Đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

+ Đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản trên biển: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Xu-phat-hanh-vi-Su-dung-vat-lieu-no-khai-thac-thuy-san1.jpgXu-phat-hanh-vi-Su-dung-vat-lieu-no-khai-thac-thuy-san1.jpg

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Bên cạnh đó, người có hành vi phạm phải thực hiện hình thức xử phạt bổ sung sau:

– Tịch thu vật liệu nổ đối với các hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác và hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sả

– Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản

Ngoài ra, đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng vật liệu nổ để khai thác thủy sản sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại công trình hoặc tài sản, công cụ khai thác thủy sản bị phá hỏng do hành vi sử dụng vật liệu nổ gây ra.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com