Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội là gì?

Bảo đảm bằng tín chấp là gì? Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội là gì? Quy định về việc cho vay tín chấp bằng bảo đảm của tổ chức chính trị xã hội?

Trong xã hội hiện nay, để bắt gặp một tổ chức chính trị xã hội là không nghề khó, bở lẽ, có khá nhiều loại hình tổ chức xã hội được hình thành và hoạt động rất gần gũi đối với người dân, điểm hình nhất đối với hoạt động đời sống tại gia đình mỗi cá nhân đó là mô hình tổ dân phố tự quản hay thôn xóm hay Hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh… Ngoài việc thực hiện quản lý thì các tổ chức chính trị -xã hội này còn tạo diều kiện giúp người dân nghèo thực hiện việc vay tín chấp dưới sự bảo đảm của mình để làm ăn kinh tế và phát triển. Như vậy, trong Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về việc bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội.

Mặc dù pháp luật có quy định về việc bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội nhưng đa phần người dân vẫn còn mơ hồ không thể hiểu được hết các quy định về vấn đề này trong Bộ luật Dân sự hiện hành.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015

1. Bảo đảm bằng tín chấp là gì?

Trên cơ sở quy định tại Điều 344 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội là: “Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật”. Trong đó, bảo đảm bằng tín chấp có thể được hiểu một cách khái quát là việc mà các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở bằng uy tín để bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên của mình vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Trong quy định được nêu ra ở trên thì cũng có nhắc đến tổ chức chính trị -xã hội mà chức này được xác định dưới quy định của pháp luật hiện hành là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi tổ chức chính trị – xã hội hác nhau mà đối tượng theo đó cũng khác nhau. Bên cạnh đó thì tổ chức này được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền. Từ quy định trên cho thấy ngoài các biện pháp bảo đảm bằng tài sản, hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng uy tín của các tổ chức chính trị-xã hội.

Ngoài ra thì tín chấp trong việc bảo đảm tín chấp của tổ chức chính trị xã hội cũng được biết dến bằng việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình để bảo đảm cho thành viên của mình vay vốn tại các tổ chức tín dụng bằng việc xác nhận về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn và phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng. Như vậy, tín chấp được biết đến như là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng đối tượng của biện pháp tín chấp chỉ là uy tín của tổ chức mà không phải là tài sản như đôi tượng của các biện pháp bảo đảm khác.

Cũng chính về những quy định đã được nêu ra ở trên thì việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm, và kèm theo đó là những quy định về bên vạy, mục đích vay, bên cho vay, tổ chức chính tri xã hội thực hiện việc bảo đảm tín chấp, cụ thể:

Thứ nhất, điều kiên để có thể trở thành bên vay trong việc bảo đảm vay tín chấp của tổ chức chính trị xã hội thì phải được xác nhận là thành viên mà ở đây là cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo của tổ chức bảo đảm. Bên cạnh đó việc vay vốn này phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng bởi vì vốn cho người dân vay không nhiều nên sẽ ưu tiên cho những công dân vay vốn về để phát triển làm ăn dể xóa đói giảm nghèo.

Thứ hai, bên cho vay được xác định ở đây là các tổ chức tín dụng, có thể là ngân hàng chính sách hoặc các tổ chức tín dụng hoạt động vối mục đích hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, kinh doanh là chủ yếu.

Thứ ba tổ chức bảo đảm đứng ra trong việc bảo đảm vay tín chấp của tổ chức chính trị xã hội là các tổ chức chính trị – xã hội tại xã, phường, thị trấn bao gồm: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh… Các tổ chức này có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn của thành viên đã vay vốn và phải thông báo cho tổ chức tín dụng biết được tình hình sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không.

Ngoài ra, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì bảo đảm vay tín chấp của tổ chức chính trị xã hội so với các biện pháp bảo đảm khác đó là nếu người vay không trả được nợ đúng hạn thì tổ chức bảo đảm bằng tín chấp không phải trả thay. bên cạnh đó thì theo quy định tại khoản 2 Điều 87, pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.

2. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội là gì?

Trên cơ sở các quy định về bảo đảm vay tín chấp của tổ chức chính trị xã hội được nêu ra ở trên thì trong mục 2 này luật LVN Group sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về hình thức, nội dung tín chấp được quy định cụ thể tại Điều 345 Bộ luật Dân sự 2015. Đôi với một việc bảo đảm hay bảo lãnh nào đó thì cũng được quy định về việc nội dung và hình thức thế chấp để làm căn cứ xác định việc vay vốn và cho vay vốn và cũng là cơ sở để xác lập nên nghĩa vụ cho vay và nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay tín chấp. Do đó, hình thức và nội dung tín chấp trong việc bảo đảm vay tín chấp của tổ chức chính trị xã hội được quy định, cụ thể:

“Điều 345. Hình thức, nội dung tín chấp

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.

Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp.”

Như vậy có thể thấy hình thức của việc bảo đảm vay tín chấp của tổ chức chính trị xã hội thì giữ các bên cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng tín chấp cũng được quy định bao gồm các nội dung sau:

Đầu tiên quy định trong hợp đồng vay tín chấp thì cố tiền vay được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về việc cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn và được áp dụng như nhau đối với các chủ thể này. Bởi lẽ, việc cho vay vốn nhằm mục đích xóa dói giảm nghèo, giúp người dân có người vốn dể làm san kinh tế, chính vì thế mà vay tín chấp luôn có quy định cụ thể về mục đích vay. Mục đích vay trong tín chấp thường hướng đến việc sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi,… Việc cho vay vốn cần phải xác định về thời hạn vay vốn theo đó thì thời hạn vay được quy định cụ thể trong các văn bản pháp lý. Bên cạnh việc xác định thời hạn vay theo đơn vị thời gian, thời hạn vay còn được xác định theo một sự kiện nhất định

Ngoài ra, bên vay vốn phải thực hiện nghĩa vụ đóng lãi suất được quy định cụ thể trong các văn bản quy định về chương trình cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay tín chấp. Có thể coi đây là một hình thức vay vốn lãi suất thấp bởi lãi suất trong vay tín chấp thường thấp hơn so với lãi suất thông thường.

Song trong quy định về việc bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội thì cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Bao gồm người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định, cụ thể:

Trước tiên bên bảo đảm bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ của mình là chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn; xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn.

Thứ hai, đối với các tổ chức tín dụng cho vay phải đồng thời thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình song song với bên bảo đảm bằng tín chấp bằng việc đưa ra các yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, còn được thực hiện quyền phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ.

Thứ ba, là người vay trong quá trình vay vốn của mình cũng có quyền, nghĩa vụ nhất định theo như quy định của pháp luật hiện hành. Về số vốn được cho vay thì người vay vốn phải sử dụng vốn đúng mục đích khi vay đó là việc sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay. Bên cạnh đó thì người vay cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay và không được trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com