Tìm hiểu về bảo hiểm hỏa hoạn? Lý do phải mua bảo hiểm hỏa hoạn? Tài sản nào kê khai mua bảo hiểm hỏa hoạn?
Bảo hiểm hỏa hoạn được hiểu cơ bản chính là bảo hiểm được tạo ra để nhằm mục đích bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, hộ gia đình hoặc cá nhân trước những tổn thất xảy ra do các rủi ro trên thực tế. Bảo hiểm hỏa hoạn có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
1. Tìm hiểu về bảo hiểm hỏa hoạn:
Ta hiểu về bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm được hiểu cơ bản chính là một nghiệp vụ qua đó, một bên là chủ thể là những người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho chủ thể là người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác cụ thể thì đó là người bảo hiểm. Các chủ thể là người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Định nghĩa bảo hiểm hỏa hoạn:
Bảo hiểm hỏa hoạn được hiểu cơ bản chính là một loại bảo hiểm tài sản mà những đối tượng bảo hiểm là các thiệt hại và tổn thất gây ra bởi hỏa hoạn.
Các khái niệm liên quan:
Bảo hiểm hỏa hoạn được hiểu cơ bản chính là một nghiệp vụ bảo hiểm tài sản nhằm bảo hiểm cho các loại tài sản của các chủ thể là những cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội. Bảo hiểm hỏa hoạn thực chất là một nghiệp vụ bảo hiểm khá phức tạp.
Cũng chính bởi vì vậy, khi các chủ thể triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, cần phải thống nhất một số khái niệm cụ thể được nêu sau đây:
– Cháy: hiểu theo nghĩa thông thường, cháy là phản ứng hoá học có tỏa nhiệt và phát sáng.
– Hỏa hoạn: là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng gây thiệt hại cho tài sản và người ở xung quanh.
– Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác (Khoảng cách gần nhất không dưới 12 m).
– Tổn thất toàn bộ được quan niệm ở đây cũng bao gồm hai loại cơ bản sau đây:
+ Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hư hỏng hoàn toàn, có thể số lượng thì còn nguyên nhưng giá trị không còn gì.
+ Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa phục hồi thì chi phí sửa chữa phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm
Đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn:
Thiệt hại do hỏa hoạn gây ra thực chất sẽ là rất lớn và không ai lường trước được. Chính bởi vì vậy, khi triển khai nghiệp vụ, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất luôn được đặt lên hàng đầu.
– Các loại tài sản khác nhau thì khả năng xảy ra hỏa hoạn cũng khác nhau. Ngay bản thân một loại tài sản, nếu được làm bằng các nguyên vật liệu khác nhau thì khả năng xảy ra hỏa hoạn cũng khác nhau. Cho nên, việc các chủ thể tính phí bảo hiểm hỏa hoạn rất phức tạp.
– Công tác đánh giá và quản lí rủi ro, công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm này cũng rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên sâu.
– Bởi vì mức độ thiệt hại do hỏa hoạn gây ra rất lớn, cho nên các công ty bảo hiểm khi đã triển khai nghiệp vụ này sẽ cần phải triển khai các công việc như tái bảo hiểm, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh…
– Ở Việt Nam, sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức đã có những tài sản giá trị rất lớn, khả năng xảy ra hỏa hoạn đối với những loại tài sản này rất khác nhau.
Cho nên, nhu cầu tham gia bảo hiểm hỏa hoạn đang ngày một tăng. Vì vậy, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn này vẫn luôn được coi là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu nhất.
2. Lý do phải mua bảo hiểm hỏa hoạn:
Ngày nay, việc các chủ thể thực hiện mua bảo hiểm cho các loại tài sản doanh nghiệp không còn xa lạ gì đối với chung cư, trung tâm thương mại, các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất thuộc những ngành nghề có nguy cơ cháy, nổ cao như ngành may mặc, da giầy, túi xách; những ngành trong lĩnh vực điện tử lắp ráp; ngành cao su, nhựa, bao bì, giấy…
Đối với những công ty có quy mô lớn còn có hẳn một đội chuyên phụ trách về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ hay chung cư thì có ban quản lý chung phụ trách vấn đề này đại diện cho các hộ dân cư. Chi phí bỏ ra là không nhỏ để các chủ thể sẽ có thể từ đó trả lương bộ phận gián tiếp sản xuất này ngoài bộ phận quản lý và hành chính nhưng chắc chắn điều đó không là gì so với việc đảm bảo an toàn cho tài sản là quan trọng và tiên quyết nhất.
Vấn đề khôi phục sản xuất nếu không đáp ứng kịp thời coi như chúng ta đang quay lại vị trí xuất phát, bắt đầu xây dựng một nhà máy mới. Đôi khi xây dựng mới còn dễ dàng hơn là khắc phục và sửa chữa lại công trình, nhà xưởng bị cháy nổ do tổn thất gây ra.
Vậy vấn đề mua bảo hiểm hỏa hoạn để được công ty bảo hiểm bồi thường một khoản tài chính để nhằm mục đích có thể từ đó có thể khắc phục sự cố cháy nổ gây ra cần lưu ý những gì khi quyết định mua bảo hiểm hỏa hoạn cho doanh nghiệp của mình.
Ta nhận thấy, bảo hiểm hỏa hoạn được hiểu là bảo hiểm cho những tài sản của mình khi kê khai mua bảo hiểm loại hình này. Thường có 3 loại hình bảo hiểm hỏa hoạn là:
– Bảo hiểm Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.
– Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Nghị định 23 của Chính phủ.
– Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản.
Vậy, ta nhận thấy rằng, khi không may có sự cố xảy ra gây cháy thì những tài sản được kê khai trong danh mục tài sản được bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm tính toán thiệt hại để bồi thường cho mình. Nhưng không phải lúc nào cháy cũng được bồi thường. Điều này cũng đã được thể hiện cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Nó gọi là Điều khoản loại trừ hay những rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm. Các chủ thể cũng có thể xem qua một vài Điều khoản loại trừ này như sau: Thiệt hại gây ra bởi nổi loạn, bạo loạn dân sự, đình công hoặc bế xưởng của công nhân; Điều khoản tuân thủ quy định an toàn phòng cháy chữa cháy (Warranty compliance on fire prevention and fighting regulation Clause); Điều khoản cam kết trực bảo vệ 24 giờ (Warranty 24 hours security Clause) và một số các loại điều khoản cụ thể khác. Còn một số quy định loại trừ bồi thường nữa trong hợp đồng cũng như quy tắc bảo hiểm đính kèm hợp đồng.
3. Tài sản nào kê khai mua bảo hiểm hỏa hoạn:
Các tài sản cần kê khai bao gồm các loại tài sản cụ thể sau đây: Nhà xưởng, công trình xây dựng (bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị gắn liền với kiến trúc xây dựng); Máy móc thiết bị; Hàng hóa (bao gồm nguyên vật liệu, thành phẩm hoặc bán thành phẩm).
– Đối với Nhà xưởng, công trình xây dựng: các chủ thể sẽ nên nên kê khai giá trị còn lại (sau khi khấu hao tài sản cố định).
– Máy móc thiết bị cũng vậy, các chủ thể sẽ cần kê khai lấy giá trị còn lại.
Trong trường hợp sau khi khấu hao, giá trị còn lại bằng 0 đồng thì sao? Các chủ thể sẽ nên lấy giá trị thực tế của tài sản đó, nghĩa là không phải lấy bằng 0 đồng mà lấy giá trị sử dụng (na ná được hiểu như là giá trị mua bán thị trường đối với máy móc thiết bị, tài sản cố định đó).
Còn đối với hàng hóa: đối với nguyên vật liệu thì lấy giá trị kho; đối với hàng thành phẩm thì lấy giá trị đơn giá xuất hàng và số lượng thì lấy trung bình năm hàng tồn kho của nguyên vật liệu và thành phẩm. Ta phải lấy những giá trị mua bảo hiểm như trên thì hiệu suất lợi nhuận là tốt nhất (chi phí mua bảo hiểm hợp lý nhất và được bồi thường đúng giá trị nhất).
Kê khai giá trị mua bảo hiểm thấp, dù phí bảo hiểm có thấp hơn thật theo tỷ lệ phí bảo hiểm thì thiệt thòi khi được bồi thường (nếu có); Kê khai giá trị cao thì công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm cao theo tỷ lệ phí bảo hiểm nhưng khi bồi thường (nếu có) thì công ty bảo hiểm bồi thường theo giá trị thực tế khi tổn thất chứ không theo danh mục tài sản mua bảo hiểm đã kê khai khi mua.