Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo Luật cạnh tranh

Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo Luật cạnh tranh? Xử lý vi phạm tập trung kinh tế?

Tập trung kinh tế là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc làm thay đổi cấu trúc thị trường, theo đó tập trung kinh tế sẽ làm giảm số lượng doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay có một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng thực hiện tập trung kinh tế không đúng với quy định của pháp luật. Vậy cụ thể các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo Luật cạnh tranh gồm những trường hợp nào và nếu vi phạm quy định về các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo Luật cạnh tranh thì sẽ bị xử lý ra sao? dưới đây công ty Luật dương Gia chúng tôi xin cung cấp thông tin về nội dung này. Hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Cơ sở pháp lý:

Luật cạnh tranh 2018

Nghị định Số: 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo Luật cạnh tranh

Căn cư theo quy định tại điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm quy định cụ thể: 

” Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.” 

Như vậy các hành vi này được hiểu là những hành vi gây hạn chế cạnh tranh theo quy định của luật, cụ thể là quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019) thì khái niệm Tác động hạn chế cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:

Tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh 2018. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.

Theo đó những hành vi tập trung kinh tế bị cấm sẽ là những hành vi loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường theo quy định pháp luật đề ra về tác động hạn chế cạnh tranh.

2. Xử lý vi phạm tập trung kinh tế

2.1. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm

Căn cứ theo quy định tại điều 10. Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm Nghị định Số: 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh quy định cụ thể: 

1. Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Như vậy chúng ta có thể thấy hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm là một trong những hành vi không được thực hiện tập trung kinh tế, các trường hợp sáp nhập doanh nghiệp bị cấm này sẽ bị xử phạt theo quy định mà pháp luật đề ra cụ thể là Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập điều này là hợp lý bởi đã vi phạm quy định không được sáp nhập thì nếu không buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập thì sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới nền kinh tế của đất nước mà còn ảnh hưởng tới sự quản lý của cơ quan nhà nước. Chính vì thế chúng tôi thấy xử lý trường hợp này theo cách buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập là rất cần thiết. Ngoài ra doanh nghiệp này chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định vì ít nhiều hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm là những hành vi ảnh hưởng tới cạnh tranh trên thị trường.

2.2. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm

Căn cứ theo quy định tai điều 11. Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm Nghị định Số: 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh quy định cụ thể: 

1. Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.

Như vậy, cũng giống với hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm thì hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm cũng có các hình thức xử phạt như phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm có thể bị phạt từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề theo quy định, ngoài ra còn phải thực hiện các biện pháp như sáp nhập doanh nghiệp bị cấm đó là buộc phải chia, tách doanh nghiệp hợp nhất và phải chịu sự quản lý của pháp luật với một số nội dung nhất định. hình thức xử phạt này nhằm mục đích răn đe và quản lý thị trường tốt hơn, ngoai ra còn loại bỏ những yếu tố gây cản trở hay có thể là làm giảm cạnh tranh trên thị trường của hình thức tập trung kinh tế từ việc sáp nhập doanh nghiệp bị cấm này.

2.3. Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm

Căn cứ theo quy định tại điều 12. Hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm Nghị định Số: 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh quy định cụ thể: 

1. Phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua lại.

Như vậy chúng ta có thể thấy như trên hai hình thức xử phạt này thì sẽ có các hình thức như phạt tiền và các  biện pháp khắc phục hậu quả, ở đây do tính chất của hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm nên hình thức xử phạt khắc phục hậu quả tương ứng đó là bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua bởi vì đó là hành vi vi phạm nên bắt buộc phải thực hiện quy định này và chịu sự quản lý của nhà nước với một số nội dung của doanh nghiệp cụ thể. Ngoài ra hình thức phạt tiền cũng như hai hành vi tập trung kinh tế bị cấm như trên đó là từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề

Kết luận: Như chúng ta đã biết thì pháp luật có quy định về quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp theo quy định thì đó thể hiện của quyền tự do kinh doanh – một nguyên tắc căn bản nhất của kinh tế thị trường.  Tuy nhiên không được thực hiện các hành vi cản trở, loại bỏ cạnh tranh trên thị trường như những trường hợp tập trung kinh tế bị cấm như đã nêu như trên vì nếu không còn cạnh tranh thì sẽ không thể có sự thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.

Chính sách và pháp luật cạnh tranh vói mục đích cụ thể là hướng đến bảo vệ hành vi tự do cạnh tranh để thiết lập kết cấu thị trường cạnh tranh hiệu quả nhất, mà không phải là kết cấu thị trường cạnh tranh tự do, điều này nghĩa là cần phải xây dựng được kết cấu thị trường kết hợp hài hòa các ưu điểm của cạnh tranh và độc quyền, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, đổi mới sáng tạo, vừa tận dụng được các lợi thế của kinh tế quy mô…mà những hành vi tập trung kinh tế bị cấm lại ngược lại với mục đích này cho nên cần có những biện pháp khắc phục và xử lý triệt để.

3. Ảnh hưởng tích cực của tập trung kinh tế

Trên thực tế có thể thấy đối với những lợi ích kinh tế, việc tiến hành tập trung kinh tế có những tác động đáng kể đến lợi ích và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế hợp pháp.

Ngoài ra thì vấn đề tập trung kinh tế tạo ra khả năng hợp tác sâu sắc trong kinh doanh, điều này có thể thấy thông qua các hành vi mua lại, liên doanh, các doanh nghiệp tham gia hình thành nên các liên minh kinh doanh, các nhóm doanh nghiệp có mối quan hệ sở hữu hay có thể là đầu tư với nhau cho dù dưới góc độ pháp lý các doanh nghiệp đó vẫn là những chủ thể có tư cách độc lập.

Trên đây là thông tin công ty Luật LVN Group chúng tôi cung cấp về nội dung ” Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo Luật cạnh tranh” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com