Căn cứ cưỡng chế thi hành án? Biện pháp cưỡng chế thi hành án?
Như quy định của pháp luật tố tụng thì giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng là việc thi hành án. Thi hành án được xác định là một bước rất quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự cũng như trong hình sự. Đối với những chủ thể sau khi nhận được phán quyết của Tòa án về vụ việc tranh chấp của mình thì cần phải thực hiện việc thi hành án đối với bản án, quyết định của Tòa án đã tuyền. Nhưng theo như quy định của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và Thi hành án dân sự thì là thế. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều người thi hành án cố tình không thực thi việc thi hành án của mình. Chính vì để khắng phục tình trạng này mà pháp luật Thi hành án năm 2008 đã có quy định về cưỡng chế thi hành án đối với những đối tượng này.
Vậy pháp luật này quy định về căn cứ cưỡng chế thi hành án là gì? Biện pháp cưỡng chế thi hành án có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây Luật dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về vấn đề này như sau:
LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật thi hành án dân sự 2008;
– Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
1. Căn cứ cưỡng chế thi hành án?
Trên cơ sơ quy định của pháp luật thi hành án dân sự thì có quy định đến vấn đề cưỡng chế thi hành án để nhằm mục đích giải quyết các vấn đề những chủ thể thi hành án không thực hiện nghĩ vụ thi hành án của mình theo như phán quyết của Tòa án có thẩm quyền. Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các biện pháp cưỡng chế thì tại mục này tác giả sẽ chỉ ra được quy định về căn cứ để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án được tại Điều 70 Luật Thi hành án dân sự. Do đó, tại quy định này thì căn cứ cưỡng chế Thi hành án bao gồm:
“Căn cứ để cưỡng chế thi hành án bao gồm:
1. Bản án, quyết định;
2. Quyết định thi hành án;
3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án”.
Trên cơ sở quy định tại Điều luật này thì người phải thi hành án cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo như Bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án này tuyên, quyết định Thi hành án và quyết định cưỡng chế Thi hành án, việc người phải thi hành án bị cưỡng chế thi hành án dựa trên căn cứ cụ thể như sau:
Thứ nhất, người phải Thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Bản án, quyết định được quy định tại Điều 1 Luật Thi hành án dân sự bao gồm: bản án, quyết định dân sự; hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; phần tài sản trong bản án , quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia,….
Thứ hai, quyết định Thi hành án do Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ban hành theo yêu cầu của người được Thi hành án hoặc chủ động ra quyết định Thi hành án trong trường hợp có các khoản thuộc diện chủ động thi hành.
Thứ ba, quyết định cưỡng chế Thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài kho và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án. Nếu Toà án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản và cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định Thi hành án, thực hiện việc kê biên tài sản, sa đó bản án, quyết định của Toà án tuyến kê biên tài sản thì thực chất là tiếp tục duy trì việc kê biên tài sản nên cơ quan Thi hành án dân sự xử lý tài sản đã kê biên mà không ra quyết định kê biên tài sản nữa. Trường hợp thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời theo Điều 130 Luật Thi hành án dân sự thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định Thi hành án, Chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Thi hành án dân sự tại khoản 1 Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp người phải Thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở địa phương khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định uỷ thác cho cơ quan Thi hành án dân sự nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong trường hợp này, nếu đã thu được tiền, tài sản do cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời đó thì không ra cưỡng chế Thi hành án. Nếu chưa thu được tiền, tài sản thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế Thi hành án nào phù hợp với từng vụ việc cụ thể.
2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án?
Trên cơ sở quy định của pháp luật Thi hành án dân sự thì việc cưỡng chế thi hành án liên quan đến các quyền tài sản của cá nhân, tổ chức. Chính vì thế, pháp luật quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế tạo cơ sở cho chấp hành viên lựa chọn áp dụng cũng như việc giám sát thực hiện cưỡng chế thi hành án từ xã hội. Theo quy định tại điều 71 Luật thi hành án dân sự 2009 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể là:
“1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định”.
Theo quy định của Luật thi hành án dân sự, hiện nay có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Đây là biện pháp được áp dụng đối với có nghĩa vụ phải thi hành nghĩa vụ trả tiền mà người phải thi hành án đang có tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc đang sở hữu các giấy tờ có giá.
Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án, được áp dụng trong trường hợp người đó phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định mà họ đang có tiền trong tài khoản hoặc đang sở hữu giấy tờ có giá. Nếu người phải thi hành án- thực hiện nghĩa vụ trả tiền, mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì đây sẽ này sẽ là biện pháp cưỡng chế đầu tiên đầu tiên được áp dụng.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án thường được áp dụng khi người phải thi hành án có thu nhập thực tế và không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là một trong sáu biện pháp cưỡng chế được quy định tại khoản 2 Điều 71 và được cụ thể hóa tại Điều 78 Luật Thi hành án.
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là việc Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác chuyển cho Cơ quan Thi hành án hoặc người được thi hành án một phần hay toàn bộ thu nhập của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Bản án, Quyết định của Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Việc áp dụng biện pháp này được xác định khi người phải thi hành án có thu nhập tương đối ổn định và không tự nguyện.
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ được thực hiện trong trường hợp người thi hành án chỉ có tài sản mà tài sản đó lại đang do người thứ bao bảo quản và người thi hành án không tự nguyện thi hành án.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án và giá trị tài sản của người phải thi hành án quá lớn so với nghĩa vụ họ phải thi hành – nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Toà án.
– Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ được áp dụng đối với trường hợp người thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật hoặc quyền tài sản theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng cố tình không thực hiện.
Biện pháp cưỡng chế giao, trả giấy cho người được thi hành án có thể áp dụng với tư cách là biện pháp cưỡng chế độc lập hoặc áp dụng đồng thời với các biện pháp cưỡng chế khác như cưỡng chế trả vật, trả nhà, chuyển giao quyền sử dụng đất; kê biên, xử lí đối với những tài sàn phải đăng kí quyền sờ hữu hoặc đăng kí giao dịch bảo đảm; kê biên quyền sở hữu trí tuệ nếu trước đó chấp hành viên chưa tiến hành tạm giữ, thu giữ các giấy tờ liên quan đến tài sản đã kê biên.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định thì đối tượng của biện pháp này là một công việc nhất định mà người phải thi hành án phải làm hoặc không được làm dựa trên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Từ những nội dung được nêu ra ở trên, thì có thể thấy rằng Luật Thi hành án dấn ự năm 2008, bổ sung năm 2014 đã quy định về vấn đề cưỡng chế thi hành án đối với người có nghĩa vụ thực hiện việc thi hành án theo như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đã phần biên pháp cưỡng chế đều hướng tới phần tài sản của người bị cưỡng chế thi hành án trong đó, tài sản được quy định bào gồm: giấy tờ, tiền bạc, động sản và bất động sản,…