Bất động sản liền kề là gì? Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề theo Bộ luật dân sự?
Quyền đối với bất động sản liền kề là một trong những quyền khác mà Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định bên cạnh quyền sở hữu tài sản. Trên cơ sở xác lập quyền sở hữu thì trong Bộ luật này quy định về quyền sở hữu bào gồm các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản. Mà các quyền khác cũng được xác định ở đây với ý hiểu là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Do đó, mà pháp luật quy định như thế nào về bất động sản liên kề, và quyền đối với bất động sản liền kệ bị pháp luật quy định là chấm dứt khi nào? thì chắc hẳn một điều rằng không phải ai cũng biết và hiểu hết về vấn dề này.
Chính vì thế mà trong bài viết dưới đây, Luật dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về việc Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề, cụ thể:
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
1. Bất động sản liền kề là gì?
Khái niệm về bất động sản liền kề có thể được hiểu một cách đơn giản như là bất động sản cùng loại, sát kề nhau và giữa hai bất động sản liền kề được ngăn cách với nhau bằng một ranh giới về địa lý cũng như có quy chế pháp lý đối với quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Ngoài ra theo như quy định của pháp luật hiện hành thì xác định quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của chủ sở hữu bất động sản bị bao vây bởi các bất động sản khác xung quanh trong những điều kiện do pháp luật quy định, thì chủ sở hữu đối với bất động sản này được sử dụng bất động sản của người khác trong những phạm vi xác định để thỏa mãn việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý bất động sản thuộc sở hữu của mình.
Trên cơ sở của quy định trên có thể khẳng định rằng, quyền đối với bất động sản liền kề dưới góc độ pháp lý được xác định là không phụ thuộc vào chủ sở hữu bất động sản mà nó gắn liền với bất động sản liền kề. Bên cạnh đó thì việc chủ sở hữu của bất động sản thực hiện quyền sẽ được tiến hành trực tiếp trên bất động sản chịu hưởng quyền khi bất động sản hưởng quyền có những hạn chế do địa thế tự nhiên bất động sản bị vây bộc bởi các bất động sản khác mà không có lối ra vào; bất động sản không có lối thoát nước, …cần phải được bất động sản chịu hưởng quyền tạo điều kiện mở lối đi qua; cho phép làm đườn ống thoát nước; … để có thể khai thác đầy đủ công dụng.
Tuy nhiên, ở phần trên có nói đến quyền của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền và đồng thời theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không có nghĩa chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền có thể thực hiện đầy đủ các quyền năng của một chủ sở hữu đối với bất động sản chịu hưởng quyền thuộc sở hữu của chủ thể khác. Tuy nhiên, chủ thể đó chỉ có thể thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép, qua đó có thể sử dụng bất động sản của mình một cách dễ dàng nhất, khai thác được những công dụng mà bất động sản của mình đem lại; đồng thời không gây ảnh hưởng tới việc khai thác, sử dụng bất động sản bình thường của Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền.
Ở phần trên có nhắc đến quyền đối với bất đọng sản liền kề vầ các quyền đối với bất động sản liền kề được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bao gồm: quyền đối với lối đi qua; quyền cấp, thoát nước; quyền tưới nước, tiêu nước trong canh tác; quyền được mắc dây tải điện; quyền thoát nước mưa; quyền thoát nước thải.
Bên cạnh đó nhằm mục đích bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện quyền với bất động sản liền kề, pháp luật dân sự đặt ra một số quy định liên quan trong một số trường hợp đặc biệt. Do đó, chủ sở hữu công trình xây dựng có nghĩa vụ đặt đường ống thoát nước mưa sao cho nước mưa không chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Ngoài ra còn có các quy định về việc đặt đường ống nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường và bất động sản liền kề, sở hữu đất xung quanh để lối đi dẫn nước vào đất canh tác của mình và không gây thiệt hại, có quyền mắc dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác một cách an toàn. Như vậy, có thể thấy một điều rằng pháp luật nước ta quy định về việc bảo vệ quyền lợi đối với chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản về cac quyền mở lối đi riêng, thoát nước mưa, mở đường ống nước thải, mắc dây điện đi qua bất động sản liền kề mà không gây phương hại đến quyền sở hữu đối với bất động sạn chịu hưởng quyền.
2. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề theo Bộ luật dân sự
Trên cơ sở quy định về quyền đối với bất động sản liền kề được định nghĩa tại Điều 245 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó đây là quyền được thực hiện trên một bất động sản hay còn được gọi là bất động sản chịu hưởng quyền nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác được xác định là bất động sản hưởng quyền. Từ đó mà có thể thấy rằng quyền đối với bất động sản liền kề không phụ thuộc vào chủ sở hữu bất động sản mà nó gắn liền với bất động sản. Nếu việc chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền đối với quyền về bất động sản liền kề sẽ bị chấm dứt khi các bất động sản liền kề đó thuộc về một người, hay việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền, các bên có thỏa thuận khác hoặc việc pháp luật có quy định về một số trường hợp khác. Các trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề được quy định tại Điều 256 Bộ luật Dân sự 2015, bởi vậy trong mục 2 này Luật dương Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bốn trường hợp chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề, cụ thể:
– Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc sở hữu của một người
Chủ sở hữu hai bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền là một nên không tồn tại mối quan hệ giữa hai chủ sở hữu hai bất động sản này dẫn đến việc không phải đặt ra quy định về thực hiện bất động sản liền kề. Trường hợp bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc sở hữu của cùng một người thì không thể đặt ra vấn đề chủ sở hữu của bất động sản này có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản kia bởi mặc dù là hai bất động sản riêng biệt liền kề nhưng cùng thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của một người. Vì thế, chủ sở hữu đó là người có toàn quyết sử dụng, định đoạt, khai thác bất động sản.
– Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
Quyền đối với bất động sản theo các phân tích ở trên là quyền xuất phát từ nhu cầu của bất động sản hưởng quyền, vì vậy khi nhu cầu đó không còn, quy định về quyền đối với bất động sản không còn ý nghĩa dẫn đến chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề. Quyền đối với bất động sản liền kề được phát sinh dựa trên đặc tính tự nhiên của hai thửa đất nhưng bên cạnh đó cũng phải phụ thuộc nhu cầu của các chủ thể. Nếu việc chủ sở hữu bất động sản liền kề không còn nhu cầu hưởng quyền từ việc sử dụng, khai thác bất động sản liền kề thì quyền đối với bất động sản liền kề cũng được chấm dứt.
– Theo thỏa thuận của các bên
Về bản chất, quyền đối với bất động sản liền kề phát sinh do nhu cầu đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong việc sử dụng đất. Do đó trường hợp các bên thống nhất thỏa thuận không đặt ra quyền đối với bất sản liền kề thì thỏa thuận đó sẽ được pháp luật tôn trọng miễn hông được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật, có thể là trường hợp theo Bản án, Quyết định của Tòa án khi mà Tòa án nhận thấy có đủ căn cứ, lập luận để chấm dứt quyền đối với bất động sản. Ngoài các căn cứ đã nêu trên, quyền đối với tài sản có thể chấm dứt theo quy định của pháp luật, đó có thể là việc thông qua: một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một quy định mở của Bộ luật Dân sự 2015 bởi trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp làm phát sinh những trường hợp mới có thể làm căn cứ chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề khác.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì trong các căn cứ chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề không bao gồm trường hợp thay đổi chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. Quy định tại Điều này là hoàn toàn phù hợp với nội dung quy định tại Điều 245 Bộ luật dân sự năm 2015 về Quyền đối với bất động sản liền kề. Về bản chất, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của bất động sản này đối với bất động sản kia chứ không phải là quyền của chủ thể này đối với chủ thể kia. Nó gắn liền với bất động sản và phát sinh khi một bất động sản có những hạn chế nhất định trong việc khai thác, sử dụng mà cần có sự “tạo điều kiện” từ bất động sản bên cạnh. Việc tạo điều kiện chỉ có thể chấm dứt khi mà hạn chế đối với bất động sản hưởng quyền không còn tồn tại.