Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì? Vai trò và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp?
Hiện nay, trên báo đài chúng ta vẫn thường hay nghe nhắc đến một số chức danh tại các địa phương. Nhưng chắc hẳn không phải ai cũng hiểu được chức năng và nhiệm vụ của một số chức danh tại địa phương.
Căn cứ pháp lý:
- Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019;
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì?
Để hiểu hơn về khái niệm chủ tịch Hội đồng nhân dân là gì thì trong phạm vi mục này tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về Hội đồng nhân dân là gì? Theo đó, Hội đồng nhân dân bao gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân là người đứng đầu là người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý các công việc tại Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân sẽ là người có trách nhiệm và quyền hạn tại các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân và thường trực Hội đồng nhân dân.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu của Hội đồng nhân dân. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân được dịch sang tiếng Anh: President of the People’s Council
Vai trò: Role
Nhiệm vụ: Mission
Ký văn bản: Sign documents
Miễn nhiệm: Dismissed
Giám sát: Monitoring
2. Vai trò và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp:
Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân sẽ có các quyền hạn và vai trò chung như sau:
Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh/ thành phố
- Chịu trách nhiệm giới thiệu Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố để Hội đồng nhân dân thành phố bầu; Đây được xem là trách nhiệm và là nhiệm vụ mang tính chất quan trọng đối với mỗi tỉnh/thành phố. Có giá trị quyết định sau này đến những vấn đề chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội….
- Giới thiệu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố để Hội đồng nhân dân thành phố bầu tại các cuộc bầu cử tại địa phương. Việc giới thiệu này phải đảm bảo công bằng, liêm chính, không có sự vụ lợi từ bản thân.
- Chịu trách nhiệm trước Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, Thành uỷ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật. Cụ thể các công việc về tổ chức lãnh đạo, xây dựng chính quyền địa phương bảo đảm thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật tại các cơ quan chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình. Ngoài ra đối với vấn đề về lĩnh vực kinh tế, tài nguyên và môi trường.
- Đại diện Hội đồng nhân dân thành phố trong quan hệ công tác với Quốc hội, các Ban của Quốc hội và các Bộ, ban, ngành Trung ương; thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố giữ mối liên hệ công tác với Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phốvà các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội và công dân; trong quan hệ đối ngoại với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, và thành phố trực thuộc trung ương khác.
- Chỉ đạo việc thể chế hóa chủ trương của Quốc hội, Trung ương Đảng, Chính phủ, Thành uỷ, Nghị quyết của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố hàng năm. Phân công nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân thành phố để bảo đảm hoạt động thường xuyên của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố giữa hai kỳ họp theo luật định.
- Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân thành phố để bàn về các vấn đề liên quan đến tình hình quản lý kinh tế, trật tự, an ninh, an toàn xã hội. Đảm bảo cho cuộc họp được tổ chức hiệu quả và đảm bảo hoạt động tư pháp được diễn ra đúng theo trình tự luật định, giải quyết các vấn đề đặt ra, mục đích và phương pháp giải quyết; Trực tiếp quyết định những vấn đề trình Hội đồng nhân dân thành phố tại các kỳ họp, Quyết định chương trình, nội dung giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố; Chủ trì các đợt giám sát, hội nghị liên tịch, hội nghị giao ban, các cuộc họp,…do Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố tổ chức.
- Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố dự các cuộc họp, hội nghị, các kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thuộc địa bàn thành phố.
- Tiếp công dân khi có người dân cần hỗ trợ hoặc có lịch hẹn, đôn đốc những cơ quan có nhiệm vụ và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Ký các văn bản của Hội đồng nhân dân thành phố và của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo những nội dung nêu trên chúng ta có thể nhận thấy ở bất kỳ tỉnh/thành phố nào muốn được ổn định, phát triển thì bắt buộc người đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh phải là người vừa có tài và đức. Bởi chỉ có như thế thì mới dẫn dắt đội ngũ cán bộ, công viên chức theo những chính sách phát triển và hiệu quả, mang lại những lợi ích tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại tỉnh/thành phố thuộc sự quản lý của mình.
Thứ hai, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân Huyện
- Bầu, miễn nhiễm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện khi có căn cứ về hành vi không chính đáng, lợi dụng chức quyền đề thu lợi bất chính, hoặc hành sách quấy nhiễu công dân, cơ quan, đơn vị cấp dưới. Việc bầu, miễn nhiệm hay bãi nhiệm phải được thông qua tại cuộc họp Hội đồng nhân dân và có văn bản gửi lên các cơ quan, quản lý cấp tỉnh/thành phố thuộc chịu sự quản lý.
- Chịu trách nhiệm trước Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, Thành uỷ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp Huyện theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Khi được giao nhiệm vụ tổ chức, phát động tuyên truyền người dân phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì ngoài trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, chỉ đạo công việc cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện còn phải chịu trách nhiệm trước những nhiệm vụ, công việc được giao khi xảy ra những vấn đề ảnh hưởng, hoặc không mang lại hiệu quả trong công tác giao nhiệm vụ.
- Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân huyện dự các cuộc họp, hội nghị, các kỳ họp của Hội đồng nhân dân các dưới thuộc địa bàn Huyện như Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân cấp xã…
- Ký các văn bản của Hội đồng nhân dân thành phố và của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp Huyện thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng nhân dân Huyện theo quy định của pháp luật.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi phát hiện ra sai phạm của cấp dưới cần phải
- Tiếp công dân, đôn đốc và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của luật tố cáo, khiếu nại. Việc giải quyết phải đảm bảo chính xác, kịp thời, không gây chậm trễ.
Thứ ba, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã
- Ký các văn bản ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Tiếp công dân, đôn đốc và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
Như vậy chúng ta có thể thấy dù ở bất kỳ cấp nào đi chăng chúng ta đều sẽ có những chức danh đảm nhiệm nhiệm vụ bảo đảm cho hoạt động quản lý, điều chỉnh và kiểm soát các hoạt động tư pháp, áp dụng pháp luật. Một tỉnh/thành phố, hay các cấp chính quyền thuộc sự quản lý của cấp trên có hiệu quả hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo, đứng đầu. Hiện nay theo quy định thì để đảm bảo cho việc lựa chọn nhân tài, người xứng đáng để đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Một người cán bộ chỉ có thể làm tốt được nhiệm vụ, chức trách của mình khi người này có lòng yêu nước, có sự tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, biết phấn đấu để có thể tìm ra được những hướng đi chính xác, mang lại lợi ích hiệu quả cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương và cả nước.
– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Đây được xem là điều kiên tiên quyết để có thể được xem xét vào đại biểu Hội đồng nhân dân.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Phải có sự liên kết với nhân dân, lắng nghe tiếng nói và những đóng góp cua công dân, từ đó góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.