Chủ tịch Ủy ban nhân dân là gì? Vai trò và quyền hạn của chủ tịch UBND các cấp?
Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương hiện nay đang được quy định rút gọn và có hiệu quả hơn. Mỗi địa phương sẽ có quy định số lượng cán bộ, công nhân viên phù hợp với tình hình nhu cầu tại địa phương, tránh được tình trạng dư thừa, gây hao hụt kinh phí nhà nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được hết chức năng nhiệm vụ của mỗi chức danh tại cơ quan nhà nước, đặc biệt là khái niệm về Chủ tịch ủy ban nhân dân.
Căn cứ pháp lý:
Văn bản hợp nhất Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019;
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là gì?
Để hiểu được khái niệm về Chủ tịch Ủy ban nhân dân là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn đọc biết về khái niệm Ủy ban nhân dân là gì?
Theo đó, Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Trong hệ thống Ủy ban nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã).
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người đứng đầu Ủy ban nhân dân các cấp và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo pháp luật quy định. Tùy theo cấp chính quyền mà quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Uy ban nhân dân sẽ khác nhau để phù hợp với từng cấp chính quyền. Hiện nay, tương ứng với bố máy nhà nước sẽ có Chủ tịch Uye ban nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện và Xã.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân dịch sang tiếng Anh: Chairman of the People’s Committees
Cấp Tỉnh: Provincial level
Cấp Huyện: District
Cấp Xã: Commune
Cơ cấu tổ chức: Organizational structure
Đơn vị hành chính: Administrative units
Nhiệm vụ: Mission
Quyền hạn: Power
2. Vai trò và quyền hạn của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
2.1. Vai trò và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Lãnh đạo, điều hành công việc thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ví dụ: Tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch; Phân phối và chỉ đạo các ban đoàn cụ thể là đơn vị y tế, đoàn thanh niên, dân quân tự vệ thực hiện các công việc chốt chặn, ngăn dịch, kiểm tra y tế…Tổ chức các cuộc họp khẩn cấp, chỉ đạo các đơn vị có thẩm quyền cứu trợ người dân vùng ngập lụt…
- Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ;
- Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, như Thanh tra,
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
2.2. Vai trò và nhiệm vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện:
– Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện
– Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tại mỗi đợt bầu cử tại địa phương dưới sự quản lý của mình; Có thẩm quyền điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp có căn cứ cho thấy những cá nhân này đã không hoàn thành đúng trách nhiệm, công việc được giao, có dấu hiệu tham nhũng, lợi dụng chức vụ…; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động cán bộ khi cần thiết để làm nhiệm vụ, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Khi có chỉ thị, công văn của cấp trên đưa xuống thì lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện theo đúng quy định, kịp thời; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn huyện;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
- Khi phát hiện ra những văn bản trái pháp luật thì sẽ có thẩm quyền đình chỉ việc áp dụng và thi hành để hạn chế những hậu quả xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân và nhà nước. Những văn bản này thông thường sẽ do do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. của Hội đồng nhân dân cấp xã và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ những văn bản trên;
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện những công việc khi cần thiết; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
Ví dụ: Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiến hành kiểm tra, quản lý những cá nhân từ vùng dịch quay về địa phương.
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
2.3. Vai trò và nhiệm vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Xã:
- Lãnh đạo và điều hành các công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã thuộc thẩm quyền quản lý và điều chỉnh. Bao gồm việc phân công, chỉ định các cán bộ, lãnh đạo phải thực hiện những công việc, điều hành, lên kế hoạch quản lý an ninh trật tự trong mùa dịch, quản lý chặt chẽ những hoạt động có liên quan.
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; Đây không chỉ là nhiệm vụ của người dân mà cá nhân mỗi người cán bộ, công chức, viên chức cũng cần phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn tài sản chung, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, tránh tình trạng phung phí, gây tổn thất đến kinh phí nhà nước.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân trong các vấn đề về đất đai, trật tự xã hội, tranh chấp tài sản…theo quy định của pháp luật; Việc tổ chức giải quyết khiếu nại phải đáp ứng đúng với quy định của luật khiếu nại, tố cáo. Giải quyết nhanh chóng để có thể đảm bảo được quyền lợi của nhân dân, tránh gây tình trạng lạm dụng chức quyền để hành sách hoặc hối lộ. Có trách nhiệm tiếp công dân giải quyết các vấn đề một cách chính xác, giải đáp các thắc mắc của người dân theo hướng đơn giản, nhiệt tình, hỗ trợ đúng các vấn đề đặt ra.
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong trường hợp có công việc khác, vắng mặt tại địa phương hoặc đơn vị công tác;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Ví dụ: Thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, kiểm tra, rà soát các cá nhân từ vùng dịch về. Chốt chặn tại các nơi giao nhau giữa các xã với nhau, tăng cường lực lượng kiểm tra, đi tuần tại địa phương, xử lý nghiêm các cá nhân có hành vi tụ tập, tổ chức vui chơi…