Chứng thực là gì? Phân biệt giữa chứng thực và công chứng?

Chứng thực là gì? Phân biệt Chứng thực và Công chứng? So sánh về giá trị pháp lý, thẩm quyền công chứng và chứng thực?

Hiện nay chúng ta có thể thấy đối với một số loại hồ sơ và thủ tục bắt buộc phải thực hiện việc chứng thực theo quy định. Nhưng không phải ai cũng hiểu bản chất thực tế của chứng thực là gì? Vẫn có nhiều nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực. Vậy để hiểu thêm về Chứng thực là gì? Phân biệt Chứng thực và Công chứng.

Cơ sở pháp lý:

Luật công chứng 2014

Nghị định Số: 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chúng thực chữ kí và chứng thực hợp đồng giao dịch

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Chứng thực là gì?

Hiện nay chúng ta không còn xa lạ với cụm từ công chứng hay chứng thực vì rất nhiều thủ tục liên quan cần sử dụng tới công chứng chúng thực, trong khi đó không phả ai cũng hiểu chứng thực là gì? chứng thực được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác đối với văn bản, hồ sơ nào đó xem xét tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính. Trong thủ tục chứng thực cần lưu ý rằng hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng, bao quát khái niệm chứng thực mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng. Từ đó chúng ta có thể hiểu được chính xác từng bản chất của công chứng.

Căn cứ theo quy định tại điều 2 nghị định Số: 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chúng thực chữ kí và chứng thực hợp đồng giao dịch quy định cụ thể như sau:

1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy chúng ta có thể hiểu được bản chất và đặc điểm của 04 loại chứng thực này trong từng trường hợp cụ thể trên thực tế, sẽ áp dụng hình thức chứng thực nào là hợp lý và đúng theo quy định của pháp luật

Theo đó chúng ta có thể thấy dược giá trị pháp lý của các văn bản chứng thực cụ thể như bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ, đối với trường hợp chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó và là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký giấy tờ, văn bản đã được chứng thực đó sẽ có giá trị xác nhận chữ kí đó có thật trên thực tế. Hay đối với những trường hợp cần phải chứng thực hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch hay năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, cũng theo đó nên tùy từng văn bản chứng thực sẽ có giá trị pháp lý khác nhau.

2. Phân biệt giữa chứng thực và công chứng:

Công chứng và chứng thực là những thủ tục để làm tăng gia strij pháp lý và xác minh các loại hồ sơ, giấy tờ có thật trên thực tế hay không? bên cạnh đó thì công chứng và chứng thực cũng rất dễ gây ra nhầm lẫn cho người thực hiện thủ tục. Sau đây chúng tôi xin đưa ra tiêu chí và so sánh để tìm ra sự khác nhau cơ bản để biết được công chứng và chứng thực khác nhau như thế nào. Cụ thể như sau:

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Khái niệm Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng:

– Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;

– Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt

(Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014)

Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

(Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Thẩm quyền – Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

– Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).

– Phòng Tư pháp;

– UBND xã, phường;

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

– Công chứng viên

Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.

Bản chất – Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro

– Mang tính pháp lý cao hơn

– Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức
Giá trị pháp lý – Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành một số loại hợp đồng, văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định. Nếu không thực hiện thủ tục này thì các giao dịch đó sẽ bị coi là vô hiệu và khi tiến hành thực hiện thủ tục này chúng ta nên tìm hiểu để biết bản chất của công chứng và chứng thực như thế nào. Ví dụ như mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở,… Theo các thủ tục này thì có thể thấy rằng việc công chứng, chứng thực chính là một loại chứng cứ đáng tin cậy và có hiệu lực pháp lý cao hơn so với các giấy tờ không được công chứng, chứng thực hay các chứng cứ chỉ được trình bày bằng miệng.

Như vậy chúng ta có thể thấy có các điểm khác nhau cơ bản giữa công chứng và chứng thực như chúng tôi đã đưa ra như trên. Theo đó chúng tôi xin tổng kết và đưa ra kết luận đối với các điểm khác nhau bao gồm bản chất của công chứng và chứng thực, thẩm quyền thực hiện các thủ tục công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của hai loại thử tục này và quy định về khái niệm theo pháp luật quy định. Công chứng và chứng thực được xem là một công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo về quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân khi hạn chế tối đa việc xảy ra tranh chấp và tạo ra sự ổn định trong các giao dịch về dân sự, giao dịch về tài sản.Để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo thực hiện đúng quy định về thủ tục thì chúng ta nên xem xét kĩ lưỡng hai hình thức này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com