Tôi muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH 2 thành viên thành công ty TNHH 1 thành viên thì thủ tục như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH 2 thành viên thành công ty TNHH 1 thành viên thì thủ tục như thế nào?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 20 Nghị định 139/2007/NĐ-CP quy định về hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp:
Điều 20. Chuyển đổi công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bằng cách:
a) Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại; hoặc
b) Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại; hoặc
c) Một người không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty.
2. Hồ sơ chuyển đổi bao gồm:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi;
b) Điều lệ công ty chuyển đổi;
c) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp, hoặc thỏa thuận về việc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần hoặc phần vốn góp.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày một cổ đông hoặc một thành viên nhận chuyển nhượng quy định tại điểm a, hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại điểm b, hoặc một người khác nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời, thu hồi lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp đổi với công ty được chuyển đổi.
4. Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
5. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền phải thông báo cho các cơ quan nhà nước liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký kinh doanh.
Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
* Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
+ Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).
+ Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
* Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
* Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13giờ đến 17giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau:
– Phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
– Bản chính Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực).
– Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của Người ĐDPL cho người đến nhận kết quả.
– Bản chính GCN đăng ký kinh doanh /GCN đăng ký doanh nghiệp;
– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký thuế (trường hợp doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên không có vốn nhà nước
– Công ty cổ phần có được chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội?
– Quy trình chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
Chuyên viên tư vấn: Lê Thị Thu Miền